Home / Cây ăn trái / Cóc

Trồng Cóc Thái

Trồng Cóc Thái
Author: Thành Hiệp
Publish date: Thursday. September 1st, 2016

Trước đây, một số ít bà con ở đồng bằng sông Cửu Long trồng cóc Thái là nhằm mục đích làm cảnh hoặc lấy trái làm gỏi ăn chơi.

Nhưng kể từ ba năm trở lại đây, cóc Thái được coi như một đặc sản dùng làm dưa chua nên đã trở thành mặt hàng tiêu thụ mạnh.

Từ đó mà nhiều bà con nông dân đã chuyển sang trồng cóc Thái để cung cấp cho thị trường, nhiều nhất là ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Anh Tạ Công Danh ở ấp Mỹ An, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới sau khi cải tạo 2 công vườn tạp, đã xuống giống 1.000 cây cóc Thái.

Sau hơn 1 năm chăm sóc, cây đã bắt đầu ra bông, kết trái sum suê, chỉ lứa đầu thôi cũng đã thu hoạch trên 1 tấn trái.

Anh phấn khởi cho biết cóc Thái dễ trồng, ít sâu bệnh.

Khác với cóc ta, cây to lớn, mỗi năm chỉ ra trái một lần, cây cóc Thái tuy nhỏ, cao từ 1,5 đến 2 mét nhưng tàn nhánh sum suê, trái ra quanh năm.

Cây trưởng thành kể từ năm thứ ba.

Nhờ mùa nào cũng có cóc thu hoạch nên cuộc sống gia đình anh ngày càng ổn định.

Ưu điểm của cóc Thái là sau khi hái trái, cắt bỏ nhánh già là cây sẽ ra đọt mới và bông lại tiếp tục.

Cóc càng già trái càng sai, bình quân mỗi năm thu hoạch khoảng 15 đợt, ước tính mỗi công (500 cây) có thể thu hoạch 3 tấn trái.

Nếu bán với giá từ 4.000 - 5.000đ/kg sẽ thu nhập khoảng 15 triệu đồng.

Hiện nay bà con ở Chợ Mới ngoài trồng rau màu, ruộng rẫy, không ít người đã chuyển sang trồng cóc Thái để cung cấp trái cho nhiều cơ sở làm dưa chua ở huyện Chợ Mới.

Ông Nguyễn Văn Thơ, chủ cơ sở sản xuất “dưa cóc non chua ngọt” Trường Giang tại xã Tấn Mỹ cho biết cơ sở ông có khả năng thu vô mỗi ngày 2 tấn cóc trái.

Để có đủ cóc nguyên liệu ông phải hợp đồng với các nhà vườn và sẵn sàng bao tiêu sản phẩm của họ với giá từ 4.000 – 6.000đ/kg tùy theo mùa vụ.

Chính nhờ vậy mà người trồng cóc Thái rất yên tâm, không sợ hàng nhiều dội chợ.

Hiện nay, các địa phương trồng cóc Thái nhiều nhất ở Chợ Mới là cồn An Thạnh - Hòa Bình, xã Tấn Mỹ, xã Mỹ An… Bà con đã tận dụng đất trống, bờ bao hoặc cải tạo vườn tạp để trồng, ít vài trăm mét vuông, nhiều ba bốn công.

Tiền đầu tư cho cây cóc không cao lắm.

Bình quân một công đất (500 cây) sẽ tốn khoảng 4 triệu đồng tiền cây giống.

Theo ông Trần Văn Hiền, cóc Thái tuy dễ trồng, nhưng muốn cho cây phát triển tốt, trái sai, bền, người trồng phải chú ý giữ cho mặt đất khô ráo, có đường thoát nước, tuyệt đối không để cho rễ cây bị úng.

Trước khi trồng cần phải làm cho đất tơi xốp, bón lót phân chuồng, vôi, lân.

Ngoài ra, cây cũng rất cần phân, nhất là sau nhiều lần thu hoạch cần phải bổ sung thêm đạm và kali.

Giống cóc thường hay bị mò và rầy trắng.

Do đó người trồng cũng phải thường xuyên theo dõi và xử lý kịp thời để nâng cao sản lượng và chất lượng....

 


Related news

Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả - Đặc điểm sinh trưởng Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả - Đặc điểm sinh trưởng

Cóc Thái Lan (Spondias cytherea Sonn.) thuộc họ Anacardiacae là loại cây ăn quả có đặc điểm rất dễ trồng, ít sâu bệnh, cho nhiều trái, trồng khoảng 18-20 tháng là thu hoạch và đầu ra luôn thuận lợi.

Thursday. September 1st, 2016
Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả - Quy trình trồng cóc Thái Lan Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả - Quy trình trồng cóc Thái Lan

Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả - Quy trình trồng cóc Thái Lan

Thursday. September 1st, 2016
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cóc Thái Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cóc Thái

Cóc Thái là loại trái cây đặc trưng của Nam Bộ với vị chua chua, ngọt ngọt. Có lẽ vì vậy mà cách ăn Cóc Thái cũng khá đặc biệt. Nhiều người thích loại trái cây này đã lâu nhưng có thể chưa hiểu hết về cách trồng cũng như chăm sóc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ vấn đề đó.

Thursday. September 1st, 2016