Trồng cây dừa cảnh trước nhà thần tài sẽ gõ cửa quanh năm
Kỹ thuật trồng cây dừa cảnh được nhiều người áp dụng bởi không chỉ làm cảnh mà còn mang ý nghĩa phong thủy hút tài lộc vào nhà.
Kỹ thuật trồng cây dừa cảnh trước nhà hút tài lộc, may mắn quanh năm. Ảnh minh họa
Cây dừa cảnh có tên gọi khác là cây cau vàng, cây cau tre, cây cau cọ… Tên tiếng anh là dypsis lutescens và tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, Areca lutescens.
Đặc điểm nổi bật của cây dừa cảnh là cây thuộc loài thực vật có hoa được lai giữa họ nhà cau và dừa. Mỗi một cây dừa cảnh, nếu được chăm sóc trong điều kiện ổn định, thích hợp khi trưởng thành có thể cao từ ba đến 6m nhưng cũng có những cây bé xinh chỉ cao tầm 1,5-3m.
Cây dừa cảnh hiện nay được bày bán khá nhiều, người ta mau về trồng ở sân vườn, công viên, nhà hàng, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp…vừa để làm cây trang trí, tạo nét đẹp, ấn tượng cảnh quan vừa làm hàng rào lối đi, hay ven tường.
Đặc biệt, cây có khả năng hấp thụ khói bụi, chất độc hại có trong không khí giúp cho bầu không trí trở nên trong lành, môi trường mát mẻ hơn từ đó bạn sẽ có một không gian sống an toàn, đảm bảo không lo nhiễm độc hại tạo cảm giác dễ chịu, sau những giây phút căng thẳng của cuộc sống mệt nhọc.
Trong phong thủy, cây dừa cảnh còn giúp đem lại vận khí tốt cho ngôi nhà, giúp cho mỗi thành viên trong gia đình luôn gặp may mắn, suôn sẻ trong công việc, gặp điều tốt trong cuộc sống, tiền tài, tài lộc đầy nhà.
Điều kiện thích hợp trồng cây dừa cảnh
Cây dừa cảnh có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, dễ thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu nước ta nên cây phát triển rất nhanh dù không mất quá nhiều công chăm sóc.
Đất trồng cây dừa cảnh
Đất trồng cây dừa cảnh là loại đất pha cát, đất thịt, đất phù sa…chỉ cần loại đất được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ẩm nhưng vẫn phải thoát nước tốt thì cây mới phát triển nhanh chóng.
Kỹ thuật trồng cây dừa cảnh
Trồng cây dừa cảnh có thể theo phương pháp nhiều người áp dụng đó là trồng bầu cây mua sẵn hoặc tự nhân giống tại nhà bằng cách tách bụi.
Để có giống dừa cảnh tốt nhất trước hết phải chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bênh. Chú ý nên chọn loại đất pha cát kết hợp trộn đều với phân chuồng hoai mục cho vào túi. Khi trồng phải đặt thẳng đứng vào chậu hoặc xuống đất. Nếu trường hợp cây không thể tự đứng được phải buộc vào một chiếc que giúp cây vững vàng trong mưa gió.
Cách chăm sóc cây dừa cảnh
Cách chăm sóc cây dừa cảnh không khó chỉ cần đảm bảo tưới nước thường xuyên trong những ngày đầu mới trồng. Đặc biệt trong những ngày thời tiết quá nắng nóng, cần cung cấp đủ nước thì cây mới phát triển nhanh chóng, lá cây ít bị héo úa.
Dừa cảnh là một cây ưa sáng, trồng trong bóng râm cây sẽ phát triển chậm, lá vàng không được xanh bóng bởi thế việc trồng cây ở những nơi thoáng, nhiều ánh sáng có lẽ là phù hợp nhất.
Trồng cây dừa cảnh cũng cần để ý tới việc bón phân sẽ giúp lá cây luôn xanh tốt. Vì thế nên bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Bón phân bằng cách đào rãnh xung quanh gốc, rồi bón phân vào rãnh và lấp đất lại. Cũng có thể đào lỗ xung quanh gốc rồi bón phân xuống lỗ lấp đất lại.
Ngoài ra, ta cũng có thể rải phân chung quanh gốc dừa sau đó bồi bùn vào đầu mưa. Đối với những vùng đất cao nên tưới nước cho dừa vào mùa khô. Lúc cây mới trồng 1-2 tuổi hàng tháng phải xịt thẳng vào đọt một lần thuốc trừ bọ cánh cứng hại dừa, nếu không chúng cắn phá gây thiệt hại, mất sức dừa, chậm lớn ở tuổi còn non.
Related news
Điều kiện đất đai, khí hậu miền Nam nước ta khá phù hợp cho việc phát triển cây dừa; đặc biệt trong bối cảnh bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Tỉ lệ dừa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là không cao do nhiều nguyên nhân như trái nhỏ, trái bị thẹo do sâu hại, trái bị rỗng xơ, độ ngọt thấp…
Cây dừa có nguồn gốc nhiệt đới được trồng nhiều ở các vùng ven biển. Dừa mọc trên cả đất thịt, đất cát pha hay có độ ẩm dồi dào và có khả năng chịu mặn tốt.