Trồng ca cao xen dừa: Ăn chắc mặc bền
Điển hình là hộ ông Trần Văn Lộc ở xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc hay hộ ông Bùi Văn Hoàng ở xã Hữu Định, huyện Châu Thanh, tỉnh Bến Tre.
Ông Trần Văn Lộc trồng ca cao năm 2006 từ dự án của Sở NNPTNT tỉnh Bến Tre với 500 gốc ca cao. Sau thấy hiệu quả ông mua thêm 500 cây nữa trồng xen vào vườn dừa 1,2ha. Lúc đầu vì ca cao còn nhỏ cần che bóng râm và để lấy ngắn nuôi dài, ông trồng xen thêm 1.400 cây đu đủ, 150 cây măng cụt cùng 240 cây dừa dứa.
Sau 7 tháng trồng ông có thu nhập từ cây đu đủ, đến 18 tháng cây đu đủ tàn thì ca cao cho trái thu hoạch với hiệu quả tăng dần qua hàng năm. Đến nay, sau 7 năm trồng, ông quy hoạch chỉ còn lại dừa trồng xen ca cao vì cây măng cụt thu nhập thấp chỉ bằng 15% so với ca cao nên ông bỏ.
Ông Lộc, ông Hoàng cho biết, do vườn ca cao có năng suất nên trong điều kiện giá có xuống đến mức thấp nhất còn 3.000 đồng/kg trái tươi trong mấy tháng trước, các ông vẫn có lời. Hiện tại Bến Tre giá ca cao khô lên men là 55.000 đồng/kg, ca cao tươi là 4.200 đồng/kg, tăng gần 50% so với cách đây vài tháng làm cho các ông càng có lợi nhuận nhiều hơn.
Ước tính với năng suất từ 1,5 tấn hạt khô ca cao/ha, doanh thu đạt được là hơn 80 triệu đồng/năm/ha. Tuy nhiên do là vườn ca cao trồng xen nên các ông còn có thêm thu nhập từ dừa khoảng 50 – 60 triệu đồng/năm/ha nữa. Ông Lộc thường nói đùa với bạn bè: “Dừa là cây chín, ca cao là mười”. Sau khi trừ các chi phí, tổng lợi nhuận còn lại gia đình ông Lộc đạt được bình quân hàng năm là 120 triệu đồng.
Lợi nhuận như thế theo ông Lộc, ông Hoàng là khá thích hợp với khả năng lao động của người lớn tuổi như ông vì ca cao và dừa đều không tốn nhiều công chăm sóc. Khi chăm sóc ca cao cũng góp phần chăm sóc dừa, một công đôi việc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trồng xen ca cao trong vườn dừa, ông Lộc cho rằng vẫn phải học hỏi thêm kinh nghiệm từ bạn bè, sách báo, các lớp khuyến nông,… Bản thân ông Lộc cũng có quyết tâm với nghề của mình.
“Trồng ca cao cũng như các cây trồng khác phải chăm sóc (bón phân, tỉa cành) mới cho năng suất và hiệu quả cao. Nó cũng như đứa con của mình, phải chăm sóc kỹ càng, thương yêu và đầy tính trách nhiệm. Không bỏ lúc nó hư hay gặp khó khăn, như lúc giá xuống, thì đảm bảo nó cũng sẽ thương yêu và trả công lại cho mình” – ông Lộc ví von.
Related news
Nếu áp dụng không đúng kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại có thể mất đến 40 -50% năng suất ca cao.Tỉa cành tạo tán là biện pháp chính để nâng cao năng suất ca cao kinh doanh.
Cây ca cao là một trong những cây trồng mới có tiềm năng ở Đồng bằng Sông Cữu Long. Ngoài trồng thuần như các loại cây trồng khác, ca cao có thể phát triển dưới nhiều cây trồng khác nhau như xen dưới tán dừa, tán cây ăn quả và cũng thích nghi được nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên nếu áp dụng không đúng kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại có thể mất đến 40 -50% sản lượng. Do đó cần áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại để nâng cao năng suất giai đoạn kinh doanh là cần thiết.
Mặc dù được đưa vào VN từ những năm 50 của thế kỷ trước, nhưng với SX thì ca cao vẫn là cây trồng mới bắt đầu từ dự án của ngành nông nghiệp 1993.