Trình Diễn Ương Cá Tra Cải Thiện Di Truyền, Kết Quả Chưa Khả Quan

Được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II Miền Nam hỗ trợ 1.000 con cá tra giống bố mẹ để thực hiện chương trình cải thiện di truyền đàn cá tra địa phương, sau thời gian nuôi, anh Đặng Văn Thoại ở xã Tân Phước (Lai Vung - Đồng Tháp) đã cho ra những mẻ cá tra bột đầu tiên.
Từ nguồn cá bột này, Trạm thủy sản huyện Lai Vung đã đầu tư trình diễn ương đàn cá cải thiện di truyền tại hộ ông Phương Phước Lợi (xã Vĩnh Thới) với số lượng 4 triệu con bột được ương trong diện tích 10.000m2. Sau 4 tháng ương nuôi, ông Phương Phước Lợi thu hoạch cá tra giống, với sản lượng đạt 9.800kg, trọng lượng 50 con/kg.
Qua theo dõi, Trạm Thủy sản huyện Lai Vung kết luận: chưa thấy tính năng vượt trội của con giống cá tra cải thiện di truyền, thời gian tới cần nghiên cứu thêm, bởi đây là những mẻ cá tra bột đầu tiên của giống cá tra cải thiện di truyền, cá bố mẹ mới cho sinh sản lần đầu và cho sinh sản vào cuối mùa sinh sản tự nhiên của cá, nên con bột có thể chưa đạt chất lượng, chưa thể hiện được tính trạng trội của cá di truyền. Trạm thuỷ sản huyện Lai Vung tiếp tục theo dõi các điểm ương, nuôi cá thương phẩm của đàn cá cải thiện di truyền để tìm ra tính trạng trội của giống cá này.
Related news

Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Gò Công tại ấp Tân Xã, xã Long Hòa (thị xã Gò Công, Tiền Giang) hoạt động từ ngày 21-8-2006 chủ yếu là sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Từ đó đến nay, HTX không ngừng lớn mạnh, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định được thương hiệu, trở thành cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng.

Những ngày gần đây, thanh long tại các nhà vườn trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang hút hàng. Ước tính, mỗi ngày có khoảng 100 xe container, xe tải từ Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tiền Giang… chạy về Châu Thành để lấy hàng đi xuất khẩu.

Hiện nay trên địa bàn quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) có 7 hộ dân phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái, góp phần giải quyết đầu ra và tăng thu nhập cho người nông dân.

Xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) là vùng đất đai ít màu mỡ, nguồn nước tưới hạn chế. Tuy nhiên, không đầu hàng về điều kiện thỗ nhưỡng, anh Nguyễn Xuân Long - nông dân địa phương đã có những cách làm khá đặc biệt như dẫn nguồn nước chảy tự nhiên, trồng ổi để chống rầy bảo vệ các loại cây trồng có múi, trồng cây ăn trái lâu năm để có nguồn thu lâu dài...

Bệnh giác ban là loại bệnh khiến lá hồng xoăn lại, rụng lá và trái. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, vào những tháng 6, 7, 8 đồng thời là những tháng hồng ra hoa kết trái. Chính bởi vậy nên năng suất hồng giảm nhiều, ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch của người trồng hồng.