Triệu Chứng Khi Cây Ngô Thiếu Dinh Dưỡng
Thiếu đạm: Triệu chứng của cây bắp khi thiếu đạm là các lá dưới bắt đầu bị vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính. Vì đạm là một chất dinh dưỡng di động trong cây nên các dấu hiệu thiếu đạm sẽ chuyển dần lên các lá trên và các lá dưới sẽ chết trước. Có thể phân tích hàm lượng đạm trong tế bào lá ngoài đồng bằng cách dùng các chất chỉ thị hóa học hay bằng các dụng cụ đo lường điện tử để chẩn đoán sự thiếu đạm. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, trái nhỏ và hạt lép nhiều sẽ dẫn đến năng suất thấp.
Thiếu lân: Sự thiếu lân thường xảy ra vào thời kỳ cây con. Triệu chứng đầu tiên là lá có màu đỏ tím và các hiện tượng khác như cây mọc thẳng, yếu, trái nhỏ, méo mó và hạt lép. Thiếu lân còn dẫn đến hiện tượng chín muộn. Hiện tượng thiếu lân thường xảy ra trên đất phèn, đất trũng. Khắc phục hiện tượng thiếu lân bằng cách bón lót phân lân đơn vào đầu vụ, sau đó bón thúc cho cây bằng các loại phân hỗn hợp có hàm lượng lân dễ tiêu cao như DAP, NPK, Đầu trâu… Nhu cầu lân cho bắp là khoảng 60-90kg P2O5/ha.Thiếu kali: Triệu chứng thiếu kali đầu tiên là dọc theo mép các lá dưới có màu vàng hoặc nâu và lan dần vào gần lá và lên các lá trên. Một triệu chứng thông thường khác của việc thiếu kali là khi cắt dọc thân cây sẽ nhận thấy các đốt phía bên trong có màu nâu đậm. Thiếu kali ít ảnh hưởng đến kích thước trái như thiếu đạm hoặc thiếu lân, nhưng các hạt ở đầu mút không phát triển và có thể bắp sẽ bị lép.Thiếu Magiê (Mg): Sẽ làm xuất hiện ở những lá dưới các sọc trắng dọc theo gân lá và mép lá có màu đỏ tím. Hiện tượng này có thể thấy trên đất chua, nhất là đối với những cây con trong điều kiện khử. Có thể bón bột đá dolomit để bổ sung Mg cho các năm sau.Đất chua: Đất chua ảnh hưởng nhiều đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng và có thể gây ra hiện tượng thiếu dinh dưỡng cho cây mặc dù đã được bón phân đầy đủ. Do đó cần thử nghiệm đất thường xuyên để xác định độ pH và kiểm tra hàm lượng lân và kali trong đất, việc thử nghiệm đạm cho những vùng mà đạm nitrate sẽ kém chính xác hơn là thử nghiệm đối với pH, lân và kali.Related news
Tiến sĩ Nguyễn Thùy Châu - Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa nghiên cứu thành công giải pháp chống nấm mốc trên ngô một cách hữu hiệu: sử dụng chế phẩm Bacillus Pumillus.
Để giúp bà con nông dân tranh thủ được thời gian gieo trồng kịp thời vụ, nhất là sau đợt mưa to, lúa ngập nặng của nhiều tỉnh trong những ngày giữa tháng 9 vừa qua, chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm làm đất tối thiểu-một TBKT đã được Bộ NN-PTNT công nhận và đưa vào áp dụng sản xuất vụ đông trong những năm qua.
Hiện nay diện tích ngô ở Nghệ An hằng năm khoảng 60-70 nghìn ha. Trong đó diện tích ngô vụ xuân chiếm trên dưới 16.000ha, ngô hè trên 12.000ha bố trí chủ yếu trên các chân đất bãi ven sông. Mặc dù không chiếm ưu thế về diện tích nhưng đây là vùng ngô tập trung làm hàng hoá của Nghệ An.
Bệnh sương mai hại ngô chưa được nghiên cứu nhiều và đến thời điểm hiện tại ở VN cũng chưa có công trình khoa học nào công bố một cách đầy đủ. Vì thế công tác khuyến cáo chuyên môn và người dân còn nhiều lúng túng biện pháp phòng trừ.
Đặc biệt ở các vùng trồng ngô nhiều vụ liên tiếp nhau như các vùng đất bãi ven sông, đất chân đồi.