Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển vọng nghề nuôi cá sấu

Triển vọng nghề nuôi cá sấu
Publish date: Wednesday. September 16th, 2015

Chính vì thế mà nhiều hộ bắt đầu chú trọng đến nghề nuôi cá sấu.

Cá sấu là loài động vật hoang dã, Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, sử dụng. Tuy nhiên, nếu nuôi tại hộ gia đình vì mục đích thương phẩm vẫn được Nhà nước cho phép, phải đặt dưới sự quản lý cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.

Cá sấu rất dễ nuôi, chỉ cần vệ sinh chuồng hằng ngày và cho ăn định kỳ.

Chính sự cho phép của Nhà nước, nhiều hộ nông dân tại TP Cà Mau đã chú trọng đến đối tượng vật nuôi này. Anh Nguyễn Thế Sơn, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, nuôi cá sấu đem lại thu nhập cao cho gia đình. Anh Nguyễn Thế Sơn cho biết: “Năm 2013, tôi đi tham quan học hỏi ở tỉnh Sóc Trăng rồi về nuôi 50 con. Trong thời gian 20 tháng nuôi còn được 41 con, thu nhập 130 triệu đồng. Năm nay tôi mở rộng ra nuôi 150 con”.

Cá sấu rất dễ nuôi, chỉ cần chuồng xây có rào chắn xung quanh thì thả nuôi. Thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp. Chăm sóc hằng ngày chỉ là vệ sinh chuồng. Cá sấu sống rất khoẻ, ít bị dịch bệnh. Qua nghiên cứu học hỏi khắp nơi và trong gần 3 năm nuôi cá sấu, anh Nguyễn Thế Sơn tích luỹ nhiều kinh nghiệm, đủ để nuôi những vụ cá sấu liên tiếp thành công.

Anh Sơn chia sẻ, muốn nuôi cá sấu, trước tiên phải xây chuồng, cho đội kiểm lâm khảo sát chuồng. Xong rồi lấy con giống về, lấy giấy chứng nhận nguồn gốc con giống, nộp vào Chi cục Kiểm lâm để đơn vị cấp phép chăn nuôi. Ðược giấy chứng nhận nuôi cá sấu, tức là nuôi cá sấu hợp pháp, khi bán, sản phẩm cũng không bị thương lái ép giá nữa.

Ông Mã Thành Hân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Thành, TP Cà Mau, cho biết: “Thời gian qua, anh Nguyễn Thế Sơn đầu tư từ nuôi trăn, nuôi cá bống tượng, cá chình, đến nuôi cá sấu. Và việc nuôi cá sấu của anh Sơn đạt hiệu quả. Tới đây, Hội Cựu chiến binh xã sẽ phát động trong hội viên nhân rộng đối tượng nuôi này để hội viên cùng nhau phát triển kinh tế gia đình”.

Với chính sách thông thoáng của Nhà nước, đầu ra sản phẩm ổn định và cùng với học hỏi kinh nghiệm từ anh Nguyễn Thế Sơn, hiện nay tại ấp 5, xã Tân Thành đã có 7 hộ nuôi cá sấu.

Xã Tân Thành là cái nôi của mô hình nuôi cá bống tượng, cá chình. Và nay, với đối tượng nuôi là cá sấu cũng mở ra nhiều triển vọng để bà con nông dân lựa chọn chăn nuôi kết hợp, đa dạng vật nuôi, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình


Related news

Hoa tam giác mạch mở ra con đường thoát nghèo Hoa tam giác mạch mở ra con đường thoát nghèo

Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gieo trồng từ lâu đời để dùng làm lương thực. Ngoài ra, hoa có vẻ đẹp tinh khôi nên rất hấp dẫn du khách.

Tuesday. September 20th, 2016
Nuôi lươn không bùn và ếch trong bể thu trên 100 triệu đồng mỗi năm Nuôi lươn không bùn và ếch trong bể thu trên 100 triệu đồng mỗi năm

Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.

Tuesday. September 20th, 2016
Hai lúa trồng chuối chất lượng cao theo chuẩn quốc tế Hai lúa trồng chuối chất lượng cao theo chuẩn quốc tế

Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tuesday. September 20th, 2016
Nữ tướng trồng rừng vượt nghịch cảnh thành tỷ phú Nữ tướng trồng rừng vượt nghịch cảnh thành tỷ phú

Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.

Wednesday. September 21st, 2016
Nông dân làm giàu từ nuôi con đặc sản Nông dân làm giàu từ nuôi con đặc sản

Đến thôn 323, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn hỏi ông Nguyễn Duy Trình nuôi “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông là người mạnh dạn tiên phong nuôi hươu sao, lợn rừng, nhím... Từ mô hình này mang lại cho ông khoản lãi từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.

Wednesday. September 21st, 2016