Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Mới Từ Cây Sâm Ngọc Linh

Triển Vọng Mới Từ Cây Sâm Ngọc Linh
Publish date: Tuesday. July 30th, 2013

Sau gần 18 năm nghiên cứu, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự (thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên) đã thu được những kết quả bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh.

Năm 2004, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự đã thiết lập được quy trình tạo mô sẹo và ra rễ cây sâm Ngọc Linh trong điều kiện nuôi cấy trong ống nghiệm. Kết quả cho thấy tất cả các bộ phận của cây sâm đều có khả năng tạo mô sẹo.

Từ kết quả trên, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự đã thực hiện thành công việc nuôi cấy lớp mỏng tế bào để thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan như mô sẹo, rễ, chồi, phôi…

Các tác giả cũng tìm ra điều kiện nuôi trồng sâm được nhân giống vô tính, đạt tỷ lệ sống sót trên 85% khi đưa cây ra trồng ngoài tự nhiên tại núi Ngọc Linh. Việc di thực cây sâm mô trồng tại Bidoup (núi Bà, Lâm Đồng) cũng cho kết quả tốt khi những cây sâm này sinh trưởng và phát triển bình thường sau 1 năm trồng.

Viện sinh học Tây Nguyên đã phối hợp với Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng thử nghiệm cây sâm Ngọc Linh được nhân giống vô tính tại vùng rừng núi Đắk Tô và Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Kết quả bước đầu cho tỷ lệ cây sống chiếm tới 90%.

Đặc biệt, theo phân tích thành phần dược chất có trong một số cây trồng thử nghiệm ở núi Ngọc Linh (Kon Tum), cây 17 tháng tuổi có hàm lượng chất saponin (hoạt chất có tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể như trong sâm Ngọc Linh tự nhiên) tương đương với cây sâm gieo hạt 24 tháng tuổi. Hiện một số lượng lớn cây sâm vô tính đã trồng ở khu vực núi Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển rất tốt.

Theo GS.TS Dương Tấn Nhựt, việc nhân giống thành công sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ giúp người trồng chủ động hơn về nguồn giống, chất lượng sâm cao, thay thế cho phương pháp truyền thống là nhân giống bằng hạt, có tỷ lệ nảy mầm thấp, lại thường xuyên bị côn trùng phá hoại.

Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả bước đầu. Để hoàn thiện được cây sâm trong ống nghiệm theo mục tiêu đề ra, cần có một khoảng thời gian dài cho những nghiên cứu mới mẻ hơn. Viện Sinh học Tây Nguyên đã phác thảo những định hướng nghiên cứu mới với mong muốn cây sâm Ngọc Linh sớm trở thành cây hàng hóa.

Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm, chỉ có ở vùng núi cao ở tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Cây sâm Ngọc Linh đã sớm cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị săn lùng ráo riết sau khi được phát hiện. Đây là loại cây xếp đầu bảng sách đỏ thực vật Việt Nam.


Related news

Trồng Dưa Hấu Vụ Hè Thu Đạt Lợi Nhuận Cao Ổ Đồng Tháp Trồng Dưa Hấu Vụ Hè Thu Đạt Lợi Nhuận Cao Ổ Đồng Tháp

Nông dân các xã Phú Cường, Phú Thọ và Phú Thành B (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang bước vào thu hoạch dưa hấu vụ hè thu năm 2012. Với giá bán từ 3.600 - 5.000 đồng/kg, năng suất đạt bình quân 3 tấn/ha, người dân trồng dưa có lợi nhuận từ 30 - 50 triệu đồng/ha.

Tuesday. May 29th, 2012
Tiền Giang Hỗ Trợ 600.000 Cây Khóm Giống Chất Lượng Cao Cho Nông Dân Nghèo Tiền Giang Hỗ Trợ 600.000 Cây Khóm Giống Chất Lượng Cao Cho Nông Dân Nghèo

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Tiền Giang vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước triển khai dự án hỗ trợ khóm giống chất lượng cao cho hộ nghèo thay thế cho giống khóm cũ đã bị thoái hóa, năng suất thấp. Kinh phí 600 triệu đồng do dự án QSAEP Tiền Giang tài trợ.

Tuesday. May 29th, 2012
Lưu Ý Luân Canh Tôm Càng Xanh – Lúa Lưu Ý Luân Canh Tôm Càng Xanh – Lúa

Mô hình lúa - tôm càng xanh phát triển mang tính bền vững cho ra những sản phẩm sạch. Trong quá trình chăm sóc và quản lý, bà con nuôi tôm cần lưu ý một số vấn đề

Friday. October 21st, 2011
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Mùa Vải “Đắng” Hữu Lũng (Lạng Sơn): Mùa Vải “Đắng”

Mọi năm, cứ đến mùa vải, cả huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) tấp nập khách thập phương và thương lái đến mua vải. Nhưng năm nay, thị trường quả vải trầm hẳn, nguyên nhân là do mất mùa. Nỗi buồn của người trồng vải ở Hữu Lũng bị nhân đôi bởi không những mất mùa, mà giá vải bán lại thấp. Vải ở Hữu Lũng năm nay chẳng ngọt mà cứ “đắng” dần.

Tuesday. June 19th, 2012
Xuất Khẩu Sang Châu Âu Gặp Khó Xuất Khẩu Sang Châu Âu Gặp Khó

Cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia châu Âu khiến cho ngân hàng ở nhiều nước hạn chế các khoản vay và điều kiện cho vay, nhà nhập khẩu buộc phải cắt giảm đơn hàng, thậm chí đàm phán hạ giá gây ra rất nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Tuesday. August 2nd, 2011