Triển Vọng Giống Lúa Kháng Rầy ML 202 Ở Ninh Thuận
Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...
Để khắc phục nhược điểm này, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã trồng thử nghiệm giống lúa ML 202 đã mang lại kết quả hết sức khả quan, cho năng suất cao, đặc biệt là khả năng kháng rầy khá tốt, phù hợp với chân đất phèn, chất lượng thương phẩm gạo rất cao.
Giống lúa ML 202 được trồng phổ biến tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và một số tỉnh Đông Nam Bộ. ML 202 trồng được 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày tùy theo thời vụ (đông xuân 105 - 108 ngày, hè thu 90 - 94 ngày), mật độ gieo từ 200 - 250kg/ha, năng suất từ 7 - 9 tấn/ha, thích nghi mọi điều kiện khí hậu, nhiệt độ cây phát triển 25 - 37 độ C, thị trường lúa bán ra ổn định dao động ở mức 5.500 đồng - 6.500 đồng/kg.
Ông Nguyễn Lâm Danh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng Đông Nam cho biết, giống lúa mới ML 202 sinh trưởng ngắn ngày, đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ hạt lép thấp, mang lại hiệu quả khá cao cho người nông dân trên địa bàn.
Chúng tôi cũng đã chọn lọc bảo quản giống lúa theo quy trình rất nghiêm ngặt. Trong thời gian tới giống lúa sẽ được cung cấp mạnh cho các tỉnh miền Trung Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm rầy trên lúa ở khu vực này.
Related news
Từ một người nông dân lam lũ, anh Nguyễn Xuân Khiêm ở thôn Đồng Đò, xã Bình Khê (Đông Triều - Quảng Ninh) đã vươn lên làm giàu, nhờ sự tính toán năng động, đã đầu tư phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Khoảng hơn 1 tuần trở lại đây, người dân trên thượng nguồn sông Bưởi (Thanh Hóa), đã vớt được hàng tấn cá các loại chết trắng sông. Theo người dân, có thể nguyên nhân cá chết là do Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hòa Bình gây ra.
Cái thú vào nhà hàng ở Huế để thưởng thức các món ăn đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai không còn quá xa lạ đối với người dân xứ Huế và du khách.
Những năm gần đây, nghề trồng cỏ nhung tại xã Tân Khánh Đông (thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) phát triển mạnh, nghề này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người dân mà còn giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có việc làm với mức thu nhập ổn định.
Vụ mùa củ hành tím năm 2013, nông dân xã Tân Điền (Gò Công Đông - Tiền Giang) xuống giống 150 ha, nhiều nhất ở ấp Nam và ấp Trung.