Triển Khai Chính Sách Hỗ Trợ Cho Cơ Sở Sản Xuất Giống Cây Trồng

Sáng 19/7, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai chính sách về hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi thuộc lĩnh vực trồng trọt, theo Quyết định 16/QĐ-UBND ngày 6/7/2012.
Theo đó, đối với lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, giống lâm nghiệp, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất cho các cơ sở sản xuất giống cây trồng, giống lâm nghiệp xây dựng mới theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội. Mức hỗ trợ là 100% lãi suất tính theo lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT, thời hạn tối đa 3 năm; mức vay tối đa được hưởng hỗ trợ là 70% giá trị đầu tư của dự án.
Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, đối tượng được hỗ trợ là các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới, có công suất tối thiểu 5 tấn/ngày trở lên (đối với nhà sơ chế rau, củ); công suất 10 tấn búp tươi/ngày trở lên (đối với cơ sở chế biến chè); quy mô tối thiểu 50.000 quả trứng/ngày (đối với cơ sở sơ chế trứng gia cầm các loại); thể tích tối thiểu 100m3 trở lên (đối với kho lạnh bảo quản giống, rau, củ, quả…). Mức hỗ trợ cũng được áp dụng như đối với lĩnh vực sản xuất giống cây trồng.
Ông Nguyễn Bá Sướng, Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, Trung tâm sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và chi trả khoản hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản là các sản phẩm trồng trọt.
Related news

Xây dựng và phát triển mô hình trồng nấm một cách vững chắc, góp phần đa dạng về chủng loại là dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang” đang hướng tới.

Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Nà Màu ở lưng chừng núi cao trên 1.600m nằm ven sườn núi cao Tây Côn Lĩnh(cao trên 2.300m so mực nước biển) đã nhiều đời nay.

Chỉ với ba sào đất trồng cây hoa Lily để bán trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Nam, ở thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn – Bắc Giang) dự kiến sẽ thu về trên 300 triệu đồng…

Nếu như việc nuôi dế để làm thực phẩm đưa ra thị trường giúp nông dân trẻ Nguyễn Thanh Tùng (Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM) trở thành tỷ phú thì cũng tại địa phương này người cựu chiến binh Phạm Ngọc Tuân (xã Nhuận Đức) cũng đi lên từ cặp nhím giống.

Nhờ sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm, nhiều nông dân ở thành phố Cao Lãnh đã không chỉ đưa gia đình mình thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.