Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển khai áp dụng Viet GAP với cá tra khó đạt mục tiêu

Triển khai áp dụng Viet GAP với cá tra khó đạt mục tiêu
Publish date: Tuesday. August 4th, 2015

Mục tiêu và thực tiễn

Thực hiện nuôi cá tra theo quy trình Viet GAP là cơ sở để chứng minh chất lượng cá tra của Việt Nam trên thị trường, đồng thời cũng là điều kiện cơ bản để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm tiến tới xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây là một trong những ưu tiên của ngành cá tra. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn Viet GAP đối với cá tra gặp không ít khó khăn do khâu qui hoạch tại các địa phương còn rất chậm. Điều này đã khiến cho mục tiêu đến hết tháng 31/12/2015, 100% vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Viet GAP như qui định của Nghị định 36 khó trở thành hiện thực.

Đó là nhận định của các chuyên gia và lãnh đạo ngành cá tra. Thực tế cho đến nay hầu hết UBND các tỉnh tiến hành tổ chức rà soát và ban hành qui hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ chung của Nghị định, cụ thể là chưa hoàn thành việc cấp mã số nhận diện vùng nuôi do đó ảnh hưởng đến hồ sơ đăng ký xác nhận hợp đồng XK.

Theo khoản 1, Điều 11 của Nghị định 36 và Quyết định 1367/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/06/2014 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 36, đến hết 31/12/2014 các tỉnh hoàn thành rà soát qui hoạch chi tiết nuôi chế biến cá tra. Thế nhưng, tính đến hết 30/05/2015 kết quả và tiến độ thực hiện rà soát qui hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tại các tỉnh vẫn chưa hoàn thành. Chỉ mới có tỉnh Sóc Trăng là hoàn thành trọn vẹn, các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang chỉ mới hoàn thành nội dung rà soát và đang trong thời gian xin ý kiến góp ý để chuẩn bị trình UBND tỉnh phê duyệt, riêng An Giang hiện đang chờ UBND tỉnh cấp kinh phí, nên dự kiến đến hết 09/2015 mới hoàn thành.

Đại diện Sở NN&PTNT Tp Cần Thơ, ông Nguyễn Minh Thanh, PGĐ sở cho biết: “Mặc dù, trước đó đã có sự chuẩn bị và điều chỉnh phù hợp,tuy nhiên, tới thời điểm này chúng tôi vẫn chưa xong qui hoạch, nên việc áp dụng tiêu chuẩn Viet GAP bị chậm và chắc chắn đến hết năm 2015 chúng tôi sẽ không đạt mục tiêu như đã đề ra trong Nghị định 36. Đây là tình hình chung của hầu hết các tỉnh ĐBSCL chứ không riêng gì Tp Cần Thơ”.

Tính đến nay, các tỉnh ĐBSCL đã tiến hành xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm nhưng các kết quả đạt được còn thấp và giữa các tỉnh có sự khác biệt, cụ thể, tại các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng, tp Cần Thơ đạt tỷ lệ trên 80% trong khi các tỉnh còn lại chỉ đạt 40 – 50%.

Tương tự, công tác cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cũng còn hạn chế, trong đó Vĩnh Long đạt 95% hộ nuôi, các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang trên 80%, tp Cần Thơ 70%. Một số tỉnh như Đồng Tháp, Hậu Giang, Trà Vinh, An Giang tỷ lệ cơ sở đăng ký cấp mã số nhận diện đạt thấp.

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến tháng 12/2014, toàn vùng ĐBSCL có trên 2.000 ha trong tổng số hơn 5.400 ha nuôi cá tra thương phẩm đạt các chứng chỉ nuôi trồng thủy sản tốt trong đó đạt ASC là 808 ha, Global GAP 927 ha, Viet GAP 200 ha, BAP 125 ha và 1 số tiêu chuẩn GAP khác là 200 ha. Đây là 1 thuận lợi lớn tuy nhiên để hoàn thành kế hoạch đề ra còn rất khó nếu như không có sự hỗ trợ, tháo gỡ từ phía lãnh đạo Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thủy sản.

Triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ

Mặc dù đã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ tuy nhiên tiến độ thực hiện áp dụng tiêu chuẩn Viet GAP trong nuôi cá tra theo Nghị định 36 còn chậm. Theo các nhà quản lý ngành tại địa phương thì nguyên nhân của tình trạng này là hầu hết các tỉnh chưa phê duyệt kinh phí để thực hiện Viet GAP theo quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng qui trình thực hành sản xuất tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

“Khi xây dựng Nghị định 36 và Thông tư 23, chúng ta vẫn chưa lường được hết khó khăn, đưa ra những mục tiêu, mốc thời gian không thực tế, nên việc chưa đạt được mục tiêu là khó tránh khỏi. Trong nuôi cá tra vẫn tồn tại một bộ phận hộ nuôi qui mô nhỏ thiếu nguồn lực tài chính để đánh giá chứng nhận, bên cạnhđó điều kiện hạ tầng vùng nuôi cũng rất hạn chế để có thể đạt tiêu chuẩn này. Chính phủ đã phê duyệt đầu tư hạ tầng thủy sản do nhà nước đầu tư như: Đường giao thông, điện, thủy lợi… thế nhưng cho tới nay chưa có địa phương nào nhận được sự đầu tư này mà chủ yếu là do DN tự đầu tư”- ông Thạnh cho biết và kết luận: “Nếu không có sự ra tay hỗ trợ từ phía Chính phủ, Nhà nước thì việc đạt chứng nhận thật sự là một thử thách không nhỏ đối với nông hộ qui mô nhỏ”.

Theo đánh giá của ngành, Đồng Tháp là địa phương có nhiều lợi thế thực hiện tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi cá tra, vì tỉnh hiện có hơn 75% diện tích vùng nuôi thuộc quyền sở hữu của các công ty chế biến có nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức triển khai VietGAP. Tuy nhiên, 25% diện tích còn lại thuộc sở hữu của nông hộ có trình độ nuôi hạn chế và quy mô nhỏ nên sẽ rất khó khăn khi áp dụng Viet Gap.

Để giải quyết bài toán này, ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: “ Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra. Trong đó có giải pháp liên kết các hộ sản xuất nhỏ lẻ lại với nhau thành một vùng nuôi lớn, nhằm giảm chi phí kiểm tra, đánh giá chứng nhận VietGAP thay vì áp dụng chứng nhận ở từng hộ riêng lẻ. Không những thế, hình thức liên kết này cũng giúp nông hộ nâng cao, cải tiến kỹ thuật nuôi, tăng năng suất cũng như có được tiếng nói tốt hơn ở đầu ra của sản phẩm”. .

Ngoài ra, trong quá trình triển khai VietGAP, cả nông dân và cơ quan quản lý Nhà nước cũng đang gặp khó khi hiện nay, ngoài tiêu chuẩn Viet GAP còn nhiều bộ tiêu chuẩn khác về sản xuất an toàn như: ASC, GlobalGAP, BAP... vẫn được công nhận song song. Hơn nữa, hiện nay các thị trường NK cá tra vẫn chưa công nhận tiêu chuẩn VietGAP mà Việt Nam đang xây dựng.

Chính vì thế, để áp dụng thành công Viet GAP trong nuôi cá tra nói riêng và thủy sản nói chung, thời gian tới cần đàm phán và xúc tiến các vấn đề về kỹ thuật để tạo niềm tin và để bộ quy phạm Viet GAP được các tổ chức quốc tế và thị trường thế giới công nhận.. Một điều quan trọng khác là thúc đẩy tìm kiếm các thị trường tiêu thụ sản phẩm theo giá cả hợp lý với hộ nuôi và sản xuất kinh doanh đang áp dụng bộ quy phạm Viet GAP.


Related news

Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Tuy vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) năm 2013 chỉ mới bắt đầu nhưng người nuôi đang lo lắng trước tình hình môi trường bị ô nhiễm, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Friday. March 22nd, 2013
Dân Phát Hoảng Trước Nguy Cơ DN Mua Cá Tra Vỡ Nợ Dân Phát Hoảng Trước Nguy Cơ DN Mua Cá Tra Vỡ Nợ

Ngày 27/8 hàng chục hộ dân nuôi và bán cá tra kéo đến Cty Chế biến thủy sản Sông Hậu (CBTSSH), phường Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (thuộc NT Sông Hậu cũ) để tìm gặp Ban giám đốc Cty yêu cầu giải quyết số nợ quá hạn kéo dài từ mấy tháng qua.

Saturday. August 31st, 2013
Tăng Cường Kiểm Dịch Giống Tôm Biển Ở Bến Tre Tăng Cường Kiểm Dịch Giống Tôm Biển Ở Bến Tre

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre, lịch thả nuôi giống tôm biển trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 15-2-2013, do đó các địa phương ven biển đã tập trung cải tạo ao và thả giống theo khuyến cáo. Như huyện Bình Đại có kế hoạch giữ mức 16.000 ha nuôi thủy sản; trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 3.800 ha, nuôi thủy sản nước ngọt 300 ha, nghêu, sò 3.000 ha… Để cho vụ nuôi tôm năm 2013 phát triển ổn định, bền vững và đạt hiệu quả cao, hạn chế những dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp, chủ lực là Chi cục thủy sản tăng cường quản lý chặt chẽ vụ nuôi, nhất là về tình hình dịch bệnh.

Friday. March 22nd, 2013
Làm Giàu Ở Cù Lao Ông Hổ Làm Giàu Ở Cù Lao Ông Hổ

Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.

Saturday. August 31st, 2013
Đào Ao Nuôi Tôm, Lợi Bất Cập Hại Đào Ao Nuôi Tôm, Lợi Bất Cập Hại

Người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa lại bùng phát ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đe dọa 8,3 km tuyến đê bao ngọt hóa ven sông Tiền và 13 cống dưới đê có tổng trị giá 169 tỷ đồng vừa mới khởi công, khiến ngành chức năng Bến Tre lúng túng xử lý.

Thursday. September 5th, 2013