Home / Cây ăn trái / Bưởi

Trị Bệnh Mủ Cây Bưởi Da Xanh

Trị Bệnh Mủ Cây Bưởi Da Xanh
Publish date: Tuesday. April 2nd, 2013

Bệnh xì mủ thân (còn gọi là thối gốc chảy nhựa) trên cây bưởi do nấm Phytophthora sp gây ra. Chúng gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Trên thân, nấm tấn công gần gốc, cách mặt đất lên khoảng 1 m. Triệu chứng đầu tiên trên vỏ thân có đốm sậm màu, hơi ướt. Sau đó, vết bệnh chuyển màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu, làm lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi nấm còn tấn công các cành phía trên cao.

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước.

Biện pháp phòng trừ:

- Đối với vườn mới trồng nên trồng với mật độ hợp lý, tạo thuận lợi cho cây phát triển thông thoáng.

- Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, cành vô hiệu, cành sâu bệnh,… giúp cây thông thoáng.

- Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.

- Bón phân chuồng hoai mục (tốt nhất là sử dụng phân gà) kết hợp sử  dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để hạn chế bệnh phát triển.

- Dùng vôi quét lên thân cây cách mặt đất khoảng 1m vào đầu mùa mưa để ngừa nấm tấn công thân. Khi phát hiện bệnh nên cạo sạch phần nhựa chảy và phần gỗ bị hư, sử dụng các loại thuốc hóa học: Aliette 80WP, Mataxyl 500WP, Ridomil-Gold 68WP quét trên thân, 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.


Related news

Bóm Phân Cho Bưởi Sau Khi Thu Hoạch Bóm Phân Cho Bưởi Sau Khi Thu Hoạch

Đối với cây từ 3- 4 năm tuổi, bón 1 - 2kg AT1/gốc, cây 5- 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

Wednesday. December 4th, 2013
Cách Tiêu Hủy Sâu Đục Trái Bưởi Bằng Nước Vôi Cách Tiêu Hủy Sâu Đục Trái Bưởi Bằng Nước Vôi

Hiện tượng sâu đục trái bưởi đã làm đau đầu nhiều hộ nông dân trồng bưởi da xanh. Sâu tấn công gây hại làm cho trái rụng hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng bưởi.

Wednesday. April 30th, 2014
Cách Phòng Trừ Sâu Đục Trái Bưởi Cách Phòng Trừ Sâu Đục Trái Bưởi

Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera, đã có mặt tại Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Việt Nam... Ở Campuchia, loài này nằm trong danh sách kiểm dịch nhưng chưa chắc quản lý được. Ở Việt Nam đã có từ Khánh Hòa, Bình Phước và khắp các vùng cây có múi ở ĐBSCL.

Wednesday. April 30th, 2014
Cách Diệt Sâu Hồng Không Cần Bao Trái Cách Diệt Sâu Hồng Không Cần Bao Trái

Diệt sâu hồng trên bưởi da xanh không cần bao trái. Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Hồng Vân - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh (tổ 1), ở ấp 4 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre).

Wednesday. April 30th, 2014
Một Số Đặc Điểm Về Sâu Đục Trái Bưởi Và Biện Pháp Quản Lý Một Số Đặc Điểm Về Sâu Đục Trái Bưởi Và Biện Pháp Quản Lý

Trong Hội thảo khoa học với chuyên đề “Nâng cao năng lực quản lý sâu đục trái bưởi da xanh” trong Ngày hội Cây - trái ngon năm 2013 tại huyện Chợ Lách

Wednesday. April 30th, 2014