Bón Phân Cho Cây Bưởi
Nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 - 6 trước khi trồng.
Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:
- Cây 1 - 3 năm tuổi, bón 1 - 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 - 1kg super lân.
- Cây 4 - 6 năm tuổi, bón 4 -7kg NPK (16 - 16 -8), 0,5 - 1kg super lân.
- Cây 7 - 9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 - 1kg super lân.
Cách bón phân như sau:
- Cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 - 2 lần/tháng.
- Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc:
Lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK.
Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.
Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.
Lần 4, trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng, bón 1 -2kg Kali.
Tăng cường phân bón vào những năm được mùa.
Related news
Trung và hạ tuần tháng 4 hàng năm với những cây bưởi đậu nhiều quả thường có đợt rụng quả sinh lý. Để hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý, đảm bảo năng suất, chất lượng cao và ổn định cuối vụ bà con cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau.
Để cây bưởi có trái vào thời điểm theo ý muốn, trước đây nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp xiết nước, sử dụng chất kích thích ra hoa, lặt bỏ trái... Chúng tôi xin giới thiệu một kinh nghiệm khác má anh Mười Đức (Châu Thành, Tiền Giang), người đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề làm vườn thực hiện.
Vườn nhà tôi trồng được 3 cây bưởi trưng có quả to (nặng 6 – 7kg), vỏ mầu xanh vàng rất đẹp. Loại bưởi này chủ yếu dùng để trưng trên bàn thờ cúng tổ tiên vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, vì thế có giá bán rất cao
Hiện nay, bưởi là một loại trái cây được ưa chuộng và đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, để đạt được năng suất như mong muốn ta cần phải chú ý đến một số kỹ thuật quan trọng.
Thời gian gần đây, sâu đục trái bưởi xuất hiện và gây hại nhiều vùng ở các tỉnh ĐBSCL. Tại nhiều tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, tập quán sinh sản và đưa ra biện pháp hỗ trợ nhà vườn ngăn chặn dịch hại này.