Trên 30% diện tích tôm nuôi đã bị nhiễm bệnh
Cụ thể, diện tích tôm nuôi bị nhiễm dịch bệnh tính đến ngày 8-6 là 352,96 ha của 496 hộ, tăng 12 hộ và 8,725 ha so với ngày 7-6.
Đến nay, tổng số hóa chất đã nhập phục vụ công tác dập dịch là 78,755 tấn (trong đó, 71 tấn chlorine từ Quỹ Dự trữ Quốc gia, 7,755 tấn vicato từ nguồn dự trữ Chi cục Thú y tỉnh). Ngoài ra còn sử dụng Iotrin dự trữ của Trạm Thú y thành phố dùng để tiêu độc khử trùng dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển trước khi ra khỏi cơ sở nuôi và vùng dịch.
Hiện các Tổ công tác đặc biệt chống dịch tôm nuôi trên địa bàn TP Móng Cái tiếp tục xuống địa bàn, tổ chức dập dịch tại chỗ khi phát hiện hộ nuôi có tôm bị bệnh. Riêng trong ngày 8-6, các tổ công tác đã cho xử lý đầm 17 hộ với 3.426 kg hóa chất chlorine để khử trùng, nâng tổng số hóa chất đã xử lý đến nay là 17.607 kg hóa chất các loại.
TP Móng Cái vẫn tiếp tục tuyên truyền đến từng hộ dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tránh bùng phát, lây lan; giám sát chặt chẽ đến từng hộ nuôi tôm đã phát dịch bệnh, yêu cầu thực hiện tốt các biện pháp cách ly, không xả nước ra ngoài khi chưa khử trùng nước trong đầm và thả giống nuôi trong thời gian dịch bệnh chưa chấm dứt.
Đồng thời, thực hiện điều tra, khảo sát nắm bắt tình hình dịch bệnh trên địa bàn các xã, phường, hàng ngày báo cáo kịp thời để chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch.
Related news

Đó là mô hình sản xuất lươn giống của anh Nguyễn Văn Nữa ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười. Hiện mô hình này mang lại doanh thu cho gia đình anh trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Vụ đông 2015, dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì tiếp tục triển khai mô hình trồng khoai tây và hoa lily.

Với 95,1% số hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác vừa được dỡ bỏ thuế theo cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản nhiều khả năng sẽ trở thành đối tác xuất khẩu - đặc biệt là nông sản lớn nhất nhì của Việt Nam.

Đồng bào Chứt ở Dân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) truyền cho nhau những kinh nghiệm hay trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên để liên hệ về sự biến đổi tương ứng của thời tiết, từ đó hình thành cho mình cách ứng xử phù hợp, áp dụng vào việc canh tác nương rẫy.

Một kg na rừng có giá bán 120.000-150.000 đồng, trong khi mỗi quả nặng lên đến 2,5-5 kg. Nhiều người ở các bản ở Thuận Châu, Sơn La đổ xô đi hái na về bán để kiếm thêm thu nhập.