Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thay Đổi Đối Tượng Thả Nuôi Trong Ao Nước Lợ

Thay Đổi Đối Tượng Thả Nuôi Trong Ao Nước Lợ
Publish date: Thursday. September 12th, 2013

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 8 qua, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 151ha các loại thủy sản, nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 2.845ha tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước.

Trong đó, 160ha nuôi tôm sú, giảm 3%; 2.082ha nuôi tôm thẻ chân trắng, tăng 7,3%; còn lại là nuôi các loại thủy sản khác. Trong tháng 8, người dân các địa phương trong tỉnh tiếp tục thả nuôi khoảng 3.493 lồng thủy sản các loại, nâng tổng số lồng bè đang thả nuôi đến thời điểm này lên khoảng 15.500 lồng. Trong đó, tôm hùm 11.000 lồng, giảm 38,4%; cá 4.500 lồng, tăng 46,2%.

Trong 8 tháng của năm 2013, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7.050 tấn, tăng 33% so cùng kỳ, trong đó sản lượng cá đạt 700 tấn, tăng 27,3%; tôm 5.900 tấn, tăng 32,9%.Trong khi nghề nuôi tôm nước lợ liên tục thất bát trên địa bàn huyện Núi Thành (Quảng Nam) thì mô hình nuôi cá diêu hồng, rô phi đơn tính của một nhóm hộ ở thôn Phú Tân (xã Tam Xuân 1) đem lại hiệu quả cao, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản nước lợ ở địa phương.

Hơn 1,1ha mặt nước ao nuôi ven sông Truờng Giang (thuộc thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1) của nhóm hộ ông Hồ Đình Đồng nhiều năm liền nuôi tôm nước lợ thường xuyên bị thua lỗ và đã có thời kỳ phải bỏ hoang. Đầu năm 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh, Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Núi Thành triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng và rô phi đơn tính trong diện tích ao nước lợ này.

Với mật độ giống thả nuôi 2,5 con/m2, cách đây hơn 4 tháng, nhóm hộ ông Đồng thả nuôi 27.500 con cá diêu hồng và cá rô phi đơn tính, trong đó số lượng cá diêu hồng chiếm tỷ lệ 80%, rô phi đơn tính 20%. Với việc dùng thức ăn công nghiệp dạng viên, qua 4 tháng nuôi, cá diêu hồng và rô phi đơn tính trong ao nuôi đã sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 75%, trọng lượng cá bình quân 350 gram/con, sản lượng thu hoạch đạt 7.200kg.

Theo ước tính, tổng chi phí tiền giống, thức ăn và các chi phí khác là 175 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ hơn 76,5 triệu đồng. Bán 7.200kg cá thu hoạch theo giá thị trường với 35 nghìn đồng/kg, nhóm hộ ông Đồng đạt doanh thu 252 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 77 triệu đồng.

Ông Đặng Văn Quang, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Núi Thành nhận xét: “Lãi 77 triệu đồng trên diện tích 1,1ha mặt nước trong thời gian 4 tháng so với nuôi tôm là không lớn, nhưng mô hình đã mở ra hướng nuôi mới cho bà con nông - ngư dân và cũng là định huớng trong phát triển nghề nuôi thủy sản nước lợ ở huyện Núi Thành trong lúc nghề nuôi tôm đang gặp khó khăn”.

Thực tế cho thấy, mô hình cá diêu hồng và rô phi đơn tính trong ao nước lợ dễ thực hiện và có thể nhân ra diện rộng ở các địa bàn. Khi thực hiện mô hình chỉ cần áp dụng một số quy trình kỹ thuật như xử lý ao nuôi, đảm bảo độ mặn thấp, cải tạo ao nuôi thật kỹ, tạo môi trường thích hợp cho loài cá diêu hồng, rô phi sinh trưởng.

Ông Hồ Đình Đồng - chủ mô hình, nói: “Đối với cá diêu hồng và rô phi đơn tính, việc thả giống không đòi hỏi các công đoạn khắt khe như thả tôm sú hay tôm thẻ chân trắng nhưng cũng cần bón vôi diệt khuẩn, tăng độ pH và diệt các loài cá tự nhiên để cá phát triển. Khi thả cá giống nên thả vào sáng sớm và cho ăn ngày 2 lần, buổi chiều tối cho ăn nhiều hơn”.

Huyện Núi Thành là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ rất lớn với 1.500ha mặt nước ao nuôi, chiếm 2/3 tổng diện tích nuôi của toàn tỉnh. Nhiều năm qua, việc nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả không cao, tình trạng bỏ hoang ao nuôi ngày càng nhiều.

Do vậy, mô hình nuôi cá diêu hồng, rô phi đơn tính của nhóm hộ ông do Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện thực hiện đem lại hiệu quả cao đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ ở đây. Từ kết quả đó, huyện Núi Thành đang vận động nông - ngư dân nhân rộng mô hình và tiếp tục hỗ trợ bà con nuôi thêm các loài thủy sản nước lợ mới như cá chim vây vàng, cá dìa, cá lăng, cá thát lát cườm… nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.


Related news

Tăng Thu Nhập Nhờ Mô Hình Nuôi Tôm Có Trách Nhiệm Tăng Thu Nhập Nhờ Mô Hình Nuôi Tôm Có Trách Nhiệm

Được sự hỗ trợ của Dự án “Thúc đẩy chứng nhận và quản lý bền thực hành nuôi tôm tốt hơn cho các hộ quy mô nhỏ tại Việt Nam” do Danida (Đan Mạch) tài trợ, từ năm 2008 đến nay, 2 xã Vĩnh Hậu và Vĩnh Hậu A (H.Hòa Bình) đã thành lập được 5 THT nuôi trồng thủy sản, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Tuesday. June 3rd, 2014
Tìm Giải Pháp Ổn Định Đầu Ra Cho Con Cá Tra Tìm Giải Pháp Ổn Định Đầu Ra Cho Con Cá Tra

Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương vừa làm việc với TP Cần Thơ về tình hình thực hiện liên kết vùng và tái cấu trúc ngành nông nghiệp thành phố, đặc biệt là tái cấu trúc ngành cá tra.

Wednesday. June 4th, 2014
Nông Dân Dẫn Nước Mặn Vào Đồng Ruộng Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nông Dân Dẫn Nước Mặn Vào Đồng Ruộng Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Một số nông dân ở ĐBSCL đã tìm cách nuôi tôm thẻ chân trắng - loài thuỷ sản chỉ thích hợp với môi trường nước lợ - tại những khu vực đồng ruộng nước ngọt, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng về môi trường sinh thái, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN -PTNT).

Wednesday. June 4th, 2014
Bạc Liêu Sẽ Tổ Chức 10 Đợt Lấy Nước Mặn Nuôi Thủy Sản Cho Vùng Sản Xuất Lúa Ổn Định Bạc Liêu Sẽ Tổ Chức 10 Đợt Lấy Nước Mặn Nuôi Thủy Sản Cho Vùng Sản Xuất Lúa Ổn Định

Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 4 đợt nước mặn xâm nhập lên huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng). Nhưng nước mặn không vượt qua Ngã Năm, nhờ vậy, vùng sản xuất lúa ổn định của tỉnh Bạc Liêu không bị mặn xâm nhập.

Wednesday. June 4th, 2014
Nông Dân Trồng Bắp Nếp Thất Thu Nặng Nông Dân Trồng Bắp Nếp Thất Thu Nặng

Vụ xuân hè 2014, nhiều nông dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã chọn giống bắp nếp lai AG 500 để trồng nhưng đến thời điểm thu hoạch, trái không lớn, ít hạt, nếu có thì hạt rất cứng nên không thương lái nào đến mua.

Wednesday. June 4th, 2014