Trên 145 Ha Diện Tích Đất Thả Nuôi Tôm Nước Lợ
Long Phú (Sóc Trăng) là huyện chuyên canh về sản xuất nông nghiệp và cây chủ lực là lúa tập trung ở các xã. Bên cạnh đó, một số xã như: Thị trấn Long Phú, xã Long Phú và xã Long Đức ngoài cây lúa còn có diện tích canh tác mía khá lớn, với giá mía thấp, người nông dân các xã trên đã chuyển đổi cây mía sang đào ao nuôi tôm và mang về thu nhập cao.
Hiện nay tổng số diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn huyện là 145,76 ha với 121 hộ tham gia, trong đó: Thị trấn Long Phú 60,36 ha/55 hộ, xã Long Phú 84,5 ha/64 hộ và xã Long Đức 0,9 ha/2 hộ.
Riêng diện tích thả nuôi tôm thẻ trong 3 vụ nuôi năm 2013 là 132 ha/71 hộ và đã thu hoạch dứt điểm, ước năng suất bình quân 7,5 tấn/ha, giá bán từ 110.000 - 170.000 đồng/kg. Trong năm 2014, vụ 1 có diện tích thả nuôi tôm là 89 ha với 23 hộ nuôi và hiện đã thu hoạch khoảng 8 ha, ước năng suất khoảng 8 tấn/ha, số tôm còn lại trong giai đoạn 10-70 ngày tuổi đang phát triển tốt.
Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú Nguyễn Thanh Hồng cho biết: “Để người nuôi tôm xuống vụ đạt năng suất, chất lượng không bị thiệt hại, phòng Nông nghiệp đã khuyến cáo thả giống tôm theo đúng lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật quản lý ao mương, kiểm tra môi trường và chăm sóc tôm cho nông dân”.
Related news
Những ngày biển động, khi nhiều tàu đánh bắt nằm im gối bờ thì tàu đánh bắt cá chuồn, cá mập của ngư dân Nghĩa An (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) bắt đầu vào "mùa làm ăn". Công việc nguy hiểm, thời tiết không được thuận lợi, nhưng bù lại cho những nhọc nhằn là phiên biển "trúng đậm".
Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.
Cứ mỗi độ tháng 7 âm lịch, người dân các xã Đức Phong, Đức Minh (Mộ Đức - Quảng Ngãi) và Bình Hải, Bình Phú, Bình Hòa (Bình Sơn) lại bước vào vụ trồng nén. Năm nay do mưa lũ lớn nên giá củ nén tăng cao, giúp nông dân có thêm thu nhập.
Từ lâu, rau má trở thành cây trồng giúp người dân Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế) thoát nghèo. Giờ đây, khi dự án “Sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap” được triển khai với hướng xây dựng “trà rau má” tiếp tục mở ra hướng đi mới cho kinh tế của địa phương này.
Hộ trồng mía khi ký hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho công ty sẽ được nhiều hỗ trợ ngay từ đầu vụ về giống, phân bón, vốn…