Trên 140.000 Ha Cà Phê Cần Trẻ Hóa

Số liệu trên được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) công bố hôm 8.3 tại Lâm Đồng.
Trong tổng số 622.000 ha cà phê của cả nước (Tây nguyên chiếm 95%) có khoảng 86.000 ha trên 20 năm tuổi, 140.000 ha từ 15 - 20 năm tuổi.
Tổng diện tích cà phê già cỗi cần thay thế và chuyển đổi trong 5 đến 10 năm tới từ 140.000 - 160.000 ha. Ngân hàng NN-PTNT đã cam kết gói tín dụng 12.000 tỉ đồng để thực hiện chương trình tái canh cà phê, nhưng do lãi suất cao trên 10%/năm nên người trồng cà phê chưa mặn mà với nguồn vốn này.
Nhiều ý kiến đề nghị hạ lãi suất cho vay phục vụ tái canh cà phê ở mức từ 5 - 6%/năm, bên cạnh đó cần đơn giản thủ tục để người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn này.
Related news

Tại cuộc họp Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương diễn ra sáng nay, thống kê từ các tỉnh cho thấy, chưa ghi nhận thiệt hại về người, gần 1 nghìn ha lúa mùa gẫy đổ, một số tỉnh, thành xảy ra ngập úng trên diện rộng, một số tàu thuyền lồng bè nuôi trồng thủy sản thiệt hại khi bão số 3 đổ bộ vào bờ.

Tổng hợp nhanh từ các địa phương, đến 11.9, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc lúa đã trỗ được 850.000/985.000ha gieo cấy, diện tích còn lại sẽ trỗ kết thúc trước 20.9, nhiều diện tích mùa sớm đã và đang thu hoạch.

Ngày 16-9, đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra Công trình xây dựng Trung tâm giống vật nuôi ở huyện Cẩm Khê và làm việc với Trung tâm giống Vật nuôi, Chi cục Thủy sản về tình hình sản xuất, cung ứng giống gia súc, gia cầm, thủy sản.

Họ rong ruổi theo bầy vịt từ chân ruộng cạn đến xứ đồng sâu. Đêm, họ lại ngủ ngoài đồng để xua đuổi bầy chó hoang và phòng ngừa kẻ gian trộm vịt. Nhưng điều lo lắng nhất với họ là dịch bệnh khiến cho vịt chết hàng loạt, mất trắng vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

Cái tên núi Trọc, nằm ở xã Hành Trung (Nghĩa Hành), gắn liền với một vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, cây cối không mọc nổi. Ấy vậy mà qua đôi bàn tay của anh Nguyễn Đức Tuệ, nơi đây đã trở thành mảnh đất “xanh” cho cây dược liệu cà gai leo sinh sôi và trở thành “sinh kế” cho hàng chục hộ dân ở Nghĩa Hành.