Trao Chứng Nhận VietGAP, GlobalGAP Cho 3 Trại Chăn Nuôi Heo, Gà Và Thuỷ Sản

Sáng 12/11/2013, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng VI đã trao chứng nhận VietGAP cho trại nuôi heo Minh An (ấp Cái Cạn, xã Mỹ Phước - Mang Thít - Vĩnh Long), trại gà Nguyễn Khoa (ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ - Trà Ôn); Công ty Intertek Việt Nam đã trao chứng nhận GlobalGAP nuôi thủy sản cho Công ty TNHH Tầm Zu (xã Nguyễn Văn Thảnh- Bình Tân) (ảnh).
Để đạt chứng nhận này, các trại nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình con giống, thức ăn, nước uống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi heo và gà theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012- 2015” tại 7 huyện- thành, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh sẽ hỗ trợ tổng cộng 52 mô hình chăn nuôi heo và gà, với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng.
Người tham gia được hỗ trợ 100% giá trị con giống, 30% hóa chất sát trùng và chi phí đánh giá xét cấp chứng nhận VietGAP lần đầu. Riêng trong năm 2013, dự án đã hỗ trợ được 12 mô hình chăn nuôi heo và gà. Qua nghiệm thu đều đạt yêu cầu kỹ thuật, không hao hụt và không xuất hiện dịch bệnh.
Related news

Cho dù các chuyên gia lẫn các nhà quản lý cảnh báo chăn nuôi là một trong những ngành chịu thiệt thòi nhất khi Việt Nam gia nhập TPP thì trên thực tế, hoạt động chăn nuôi vẫn đang mở rộng khá nhanh, nhất là tại Đồng Nai - địa phương có tổng đàn gia súc lớn nhất nước.
Vào khoảng giữa tháng 6, hành tây Đà Lạt mua tại vườn chưa tới 3.000 đồng/kg, đến thời điểm hiện tại loại hàng này đã đội giá lên gấp hàng chục lần. Với mức giá từ 25.000- 40.000 đồng/kg (tùy loại) dù được xem là cao kỷ lục, nhưng nông dân vẫn không có hàng để bán.

Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp, các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực đưa hàng Việt “phủ sóng” ở nông thôn, đặc biệt là những vùng khó khăn.

“Chất tạo nạc đang là vấn nạn làm hủy hoại sản xuất, sức khỏe của người tiêu dùng và nếu không được xử lý triệt để thì ngành chăn nuôi sẽ lâm vào cảnh tự sát”.

Nhiều hộ trồng tích trữ hành, tỏi vào cuối vụ nhằm đợi giá lên cao trong dịp Tết mới bán ra, khiến lượng nông sản này tại Lý Sơn còn lại khoảng 800 tấn.