Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

800 tấn hành, tỏi Lý Sơn để dành tiêu thụ Tết

800 tấn hành, tỏi Lý Sơn để dành tiêu thụ Tết
Publish date: Friday. October 30th, 2015

Hiện với giá bán dao động 40.000-50.000 đồng mỗi kg hành, tỏi Lý Sơn đã giảm 30.000 đồng so với năm 2014

Câu chuyện tiêu thụ hành tỏi của Lý Sơn (Quảng Ngãi) lại được dư luận quan tâm khi tuần qua, mặt hàng này xuất hiện tại Hà Nội, bán đổ đống với số lượng lớn. 

Ông Trần Thịnh - Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất, kinh doanh và Chế biến hành tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, theo báo cáo từ các doanh nghiệp thành viên, địa phương còn khoảng 800 tấn hành, tỏi, song không có hiện tượng ế hàng.

"Sau chính vụ cách đây một tháng, hiện giá bán đã xuống khá thấp, người dân muốn tích trữ lại để dành bán vào dịp Tết khi nhu cầu lớn, giá sẽ cao hơn.

Khả năng đến tháng Chạp, toàn bộ lượng hàng sẽ được tiêu thụ hết 

", ông Thịnh khẳng định. Dù vậy, nếu từ nay đến Tết Nguyên đán, thời tiết xấu khiến biển động thì khả năng tiêu thụ hành, tỏi sẽ khó khăn vì khó đưa hàng lên tàu.

Ngoài việc tiêu thụ tại địa phương, không ít người dân Lý Sơn cũng đã chủ động đưa sản phẩm đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để tìm kiếm thị trường mới.

Lặn lội cả nghìn cây số, anh Phạm Văn Thắm (thôn Đông, xã An Vĩnh, Lý Sơn) đã đưa 8 tấn (6 tấn tỏi và 2 tấn hành tím) ra Hà Nội bán từ hơn một tuần nay.

Anh cho biết hành tỏi Lý Sơn đang bị sản phẩm của một số vùng trồng khác nhái thương hiệu, cạnh tranh về giá khiến sản phẩm chính hiệu rớt giá.

Cùng đó, các hộ trồng bị thương lái ép giá, khấu hao lớn.

Cứ một tạ tỏi bị thương buôn tự động trừ 5kg, trong khi một tạ hành tím bị trừ tới 12kg.

"Thông qua việc đem đặc sản của quê hương ra Hà Nội bán tôi muốn xóa nạn trừ bì, kích cầu đối với hành tỏi Lý Sơn.

Đồng thời, tìm kiếm thị trường bền vững để quảng bá hình ảnh nông sản Lý Sơn"

, anh nói. Theo anh, trước khi thực hiện chương trình bán hàng anh đã làm đơn xin phép chính quyền các cấp tại địa phương. 

Ông Lê Văn Châu - Bí thư xã An Vĩnh cho hay, sau khi nhận được đơn xin xác nhận của anh Thắm, ông đã gợi ý cho anh này nên gửi đơn lên UBND huyện để xin ý kiến.

Theo ông, tệ trừ bì của thương buôn đang là bức xúc của người dân nhưng địa phương vẫn chưa thể giải quyết.

Với đề nghị của anh Thắm, địa phương cũng kỳ vọng sẽ tạo ra tiền lệ tốt để giúp đỡ bà con nông dân.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - Phạm Thị Hương cũng xác nhận, việc bà đã ký vào đơn đồng ý cho anh Thắm thực hiện chương trình bán hàng theo mục đích anh đã nêu.

Song, bà Hương cho biết không có chuyện tồn đọng tỏi, hành tại địa phương.

Do là mặt hàng chủ lực của địa phương nên không ít hộ nông dân thay vì giữ tiền đã giữ tỏi để khi cần họ có thể bán.

"Hiện sức tiêu thụ sản phẩm này cũng đều đặn bởi ngoài cung cấp cho các cơ sở kinh doanh, rất nhiều khách du lịch đến thăm đảo đều mua về làm quà", bà Hương cho hay.

Về vấn đề trừ hao bì 5-12kg hành, tỏi khi thương buôn cân 100kg sản phẩm của người dân, lãnh đạo huyện Lý Sơn cho biết đây là câu chuyện thỏa thuận giữa người bán và người mua nên rất khó can thiệp.

Nhưng nếu có hiện tượng gian lận thương mại thì lực lượng quản lý thị trường sẽ vào cuộc để kiểm tra, xử lý.

Theo bà Hương, anh Thắm đưa hàng ra Hà Nội bán sản phẩm với mong muốn tạo ra hiệu ứng "mua 10 phải trả 10 cho người nông dân", xóa bỏ tệ trừ hao đang tồn tại trên thị trường.

Cùng đó, anh cũng cam kết sẽ tìm kênh phân phối mới cho đặc sản địa phương.

"Đây là ý tốt, có thiện chí của một người dân đảo như anh Thắm.

Song nếu thông tin phát ra không cân nhắc, thậm chí không chính xác rất dễ gây hiểu nhầm về thương hiệu hành, tỏi Lý Sơn

", bà Hương nói.

Riêng với giá bán, theo ông Châu, hiện tỏi bán với giá 50.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm 30.000 đồng. Do giá quá thấp nên bà con không muốn bán kể cả hàng loại 1, 2 vẫn còn vài trăm tấn.

Trong khi đó, ông Thịnh cho rằng, với mức giá đang duy trì trên thị trường người dân khó chấp nhận vì không thể bù đắp chi phí sản xuất.

"Giá bán từ 70.000-100.000 đồng/kg người dân mới có lãi, như giá hiện nay bà con chỉ khóc ròng", vị này bày tỏ.

Năm nay, huyện Lý Sơn có 325 ha diện tích trồng tỏi sản lượng khoảng 2.560 tấn tỏi tươi. Để có một kg tỏi khô thì cần đến 1,4 kg tỏi tươi.

Do đó, sản lượng tỏi khô của đảo Lý Sơn có trên 1.800 tấn. 


Related news

Nghề Nuôi Lợn Thịt Lai F1 Sạch Nghề Nuôi Lợn Thịt Lai F1 Sạch

Thịt lợn sạch là khái niệm để chỉ loại thịt từ lợn không dùng chất kháng sinh, kích thích trong quá trình nuôi. Trường Trung cấp nghề T.Ư Hội NDVN đã xây dựng giáo trình dạy nghề này ở trình độ sơ cấp (3 tháng).

Monday. August 19th, 2013
Nhọc Nhằn Vùng Nuôi Tôm Nhọc Nhằn Vùng Nuôi Tôm

Trước đây, 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) nổi tiếng là vùng nuôi tôm công nghiệp khá hiệu quả. Song do nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh, nhiều “đại gia” nuôi tôm đã trắng tay. Hiện nhiều hộ đã chuyển qua nuôi tôm quảng canh nhưng thu nhập không cao.

Tuesday. August 20th, 2013
Chưa Phát Hiện Tưới Rau Muống Bằng Nhớt Chưa Phát Hiện Tưới Rau Muống Bằng Nhớt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chưa phát hiện hộ nông dân nào dùng nhớt tưới cho rau muống nước trước thông tin đăng trên báo chí cũng như dư luận người tiêu dùng đồn thổi trong thời gian qua.

Tuesday. August 20th, 2013
Ghi Tại Hội Thi Na Ghi Tại Hội Thi Na

Đến hẹn lại lên, các xã trồng na tại huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) lại có dịp so tài. Tại hội thi na hàng năm do UBND huyện phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở KH&CN tổ chức. Hội thi là nơi các hộ trồng na ở huyện giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức cũng như giới thiệu sản phẩm của mình. Lần thứ 3 tổ chức, hội thi năm 2013 tiếp tục tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn với sự tranh tài của 10 đội thi đến từ 7 xã, thị trấn trồng na trong huyện.

Tuesday. August 20th, 2013
Thoát Nghèo Nhờ Cây Sắn Thoát Nghèo Nhờ Cây Sắn

Nằm trong vùng "sừng hươu" của hồ Dầu Tiếng, xã Suối Dây (Tân Châu, Tây Ninh) từ lâu đã được coi là xã nghèo vì đường sá xa xôi, cách trở. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cây sắn, đời sống cộng đồng người Chăm ở đây đã trở nên khấm khá hơn rất nhiều.

Tuesday. August 20th, 2013