Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 sẽ có quy mô 2.000 con

Trang trại đi vào hoạt động ổn định từ tháng 10-2014 và đang từng bước mở rộng về quy mô.
Hiện tại, trang trại có 1.180 con bò sữa, trong đó có 540 con đang cho sữa; năng suất sữa đạt 22 kg/ngày/con – cao nhất trong chuỗi các trang trại bò sữa của Vinamilk và tương đương với sản lượng bình quân đạt gần 12 tấn sữa/ngày.
Dự kiến, trong tháng 12 năm nay, trang trại sẽ nhập thêm 900 con bò sữa cao sản giống thuần chủng từ Mỹ, nâng quy mô của trang trại lên trên 2.000 con, đồng thời góp phần phát triển nguồn gen bò sữa quý.
Cùng với phát triển đàn bò, trang trại đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu tập trung.
Related news

Biết phát huy lợi thế của địa phương, cộng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Phú An, huyện Châu Thành, đạt được nhiều kết quả khả quan và con đường cách đích NTM không còn xa.

Giá cả không ổn định, diện tích sản xuất bị thu hẹp khiến nhiều diêm dân ở các làng muối Tam Hòa, Tam Hiệp (Núi Thành) lo lắng.

Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);

Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là đối với các xã vùng núi. Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Nông dân Võ Thành Lập (ảnh), ngụ ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân được xem là người đầu tiên trồng cây măng cụt trên vùng đất Long Khánh. Từ 20 cây măng cụt đầu tiên ông mang từ tỉnh Sông Bé cũ về trồng vào năm 1973, đến nay khu vườn rộng 2hécta của ông đã có trên 600 cây măng cụt lớn nhỏ khác nhau.