Trái Xay Rừng Vào Vụ Thu Hoạch

Gần cuối tháng 7, sau khi vụ thu hoạch trái ươi rừng kết thúc; nhiều người dân miền núi Sơn Hà, Sơn Tây lại tiếp tục kéo nhau vào núi để thu hoạch trái xay.
Với giá xay được mua hiện từ 30.000-35.000 đồng/kg, hàng trăm người dân 2 địa phương trên có thể thu về từ loại lâm sản này từ 250.000-300.000 đồng/ngày/người, một mức thu nhập khá hấp dẫn so với tiền công đi làm thuê.
Cũng như cây ươi, chiều cao của xay rừng từ 25-30m. Vì vậy để thu hoạch, người dân thường mang sào dài, đập cho trái rụng xuống rồi lượm vào bao; trèo lên chặt cành xuống, thậm chí đốn hạ cả cây để hái quả. Theo nhận định của một số già làng ở huyện Sơn Hà, thì xay rừng năm nay cũng được mùa. Mùa xay chín rộ nhất thường bắt đầu vào giữa tháng 7 và kéo dài đến đầu tháng 9.
Ông Tạ Tiến- Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Sơn Hà cho biết: Để tránh tình trạng chặt phá để thu hoạch như cây ươi vừa rồi, kiểm lâm huyện đã phối hợp với chính quyền các xã, đặc biệt là Sơn Kỳ để tuần tra, ngăn chặn và xử lý các trường hợp đốn hạ cả cây để thu hoạch.
Related news

Đến thăm nhà anh Ba Kiên (Võ Trung Kiên), 58 tuổi, ở xã Phước Vinh, chúng tôi ghi nhận mô hình làm ăn mới của nông dân thời hội nhập. Anh tổ chức sản xuất nề nếp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững. Anh là một trong những nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu trên đồng đất Bảo Vinh.

Những ngày đầu tháng 10, trong chuyến công tác tại huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), tôi đến thăm mô hình nuôi cá tầm của HTX Hạnh Lợi ở bản Nặm Uôn, xã Chiềng Ơn. Thật bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy những con cá tầm, loài cá chỉ thích nghi ở vùng nước lạnh lại sống khỏe mạnh, phát triển tốt ngay trên hồ thủy điện Sơn La.

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm.

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

Thời gian gần đây tại các hồ nuôi cua thuộc khu vực sông Trường Giang của hộ ông Lê Văn Khôi (thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) luôn có nhiều người đến xem và không ngớt lời thán phục về mô hình nuôi trồng thủy sản mới đầy hứa hẹn.