Trà olong gặp nạn, dân trồng hoang mang

Khó khăn đầu ra
Do lượng trà khô tồn kho rất nhiều bắt đầu từ tháng 1/2016, Công ty TNHH Fusheng trụ sở tại xã Trạm Hành, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ngừng thu mua chè tươi với các hộ dân.
Theo Công Fusheng, sở dĩ phải chấm dứt hợp đồng thu mua chè olong trước thời hạn do đang tồn kho khoảng 60 tấn trà thành phẩm nên không thể kéo dài việc thu mua chè nguyên liệu cho các hộ thêm nữa.

Thông báo trên đã khiến 28 hộ tại các xã Trạm Hành, Xuân Trường (TP Đà Lạt), trước đó có hợp đồng cùng cấp chè nguyên liệu cho Công ty Fusheng rơi vào cảnh hoang mang, lo lắng cho số phận sản phẩm của mình rồi đây sẽ ra sao.
Ước tính, trung bình mỗi năm 28 hộ dân này cung cấp khoảng 400 tấn chè olong nguyên liệu cho Công ty Fusheng.
Trong khi đó, trên 40 hộ ký hợp đồng cung cấp chè olong nguyên liệu cho Công ty TNHH Hà Linh tại các xã Trạm Hành, Xuân Trường (Đà Lạt) cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên nhân là do giám đốc công ty này, bà Hà Thúy Linh bị sát hại tại TP Đông Quản, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Hiện công ty cũng chỉ hoạt động cầm chừng để chờ lo tang lễ xong cho bà Hà Thúy Linh sẽ tổ chức sản xuất ổn định trở lại.

Ông Lâm Quang Khôi, Quản lý xưởng sản xuất Công ty TNHH Hà Linh cho biết, số tiền đang nợ các hộ dân công ty cam kết sẽ được trả đầy đủ. Hiện công ty vẫn có các đơn đặt hàng, chờ khi lo xong tang lễ cho bà Hà Thúy Linh, công ty sẽ hoạt động lại bình thường và cam kết thu mua hết chè cho người dân.
Liên quan đến hoạt động của Công ty TNHH Hà Linh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo Hội doanh nhân trẻ Lâm Đồng, UBND TP Đà Lạt phối hợp với công ty này tiếp tục duy trì mọi hoạt động của công ty.
Các bên đã thống nhất cử ông Trương Quang Quý, người được bà Hà Thúy Linh thuê tư vấn pháp lý trước đó tạm thời điều hành mọi hoạt động của công ty.
Chè Lâm Đồng “gặp nạn”
Trước đó, vào giữa năm 2015, phía Đài Loan đã trả lại cho nhiều công ty chè ở Lâm Đồng khoảng 80 tấn trà thành phẩm.
Nguyên nhân được nhà chức trách sở tại đưa ra là số chè này vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép. Cũng với nguyên nhân trên, từ đầu năm 2015 đến nay, hơn 2.000 tấn chè khác của các doanh nghiệp tại Lâm Đồng hiện đang tồn kho, không thể xuất đi Đài Loan được.
Lượng chè bị trả lại và tồn kho tập trung chủ yếu tại 6 doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến chè tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Đến giữa tháng 7/2015, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng thông báo, chính quyền phía Đài Loan (Trung Quốc), nơi tiêu thụ tới 95% sản lượng chè olong của Lâm Đồng vừa có thông báo 100% mẫu loại chè olong xuất vào Đài Loan đến thời điểm này đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Sơn, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, để khắc phục dứt điểm tình trạng trên, sở đã cập nhật danh mục thuốc bảo vệ thực vật đăng ký sử dụng trên chè, bổ sung và thực hiện mô hình khảo nghiệm các chủng loại thuốc bảo vệ thực vật có tiềm năng tốt nhằm thay thế thuốc Fipronil để khuyến cáo cho nông dân sử dụng.
Tổ chức và triển khai cho nông dân cam kết không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Fipronil trên cây chè.
Related news

Từ sáng sớm ngày hôm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn phường An Phú (TP.Tam Kỳ) bắt đầu thả tôm giống vào ao và tiến hành kiểm tra môi trường nước. Ông Đỗ Văn Lành (khối phố Phú Sơn, phường An Phú) cho biết: “Điều kiện sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng rất khác các loài nhuyễn thể, giáp xác khác và cá nuôi.

Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi, mở rộng diện tích chủ động nước tưới lên hơn 2.500ha. Trong 4 năm qua, toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng vào xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, huyện Thăng Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50% số xã đạt 15 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới...

Vụ đông xuân, huyện Duy Xuyên gieo sạ 3.850ha lúa. Do thời tiết ban ngày nắng ấm, lạnh về đêm, sáng sớm có sương mù nên có hàng trăm héc ta lúa ở các xã Duy Hòa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Tân, Duy Phú và thị trấn Nam Phước bị các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại nặng trên 20ha và chuột gây hại trên 13,5ha ở khu vực ven đồi núi.

Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).

Ngư dân Nguyễn Vĩnh Phát (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, Núi Thành), chủ tàu cá QNa-00461 có công suất 90CV, cho biết: “Sau tết, vào ngày mùng 5, chúng tôi khởi hành ra khơi đánh bắt hải sản bằng nghề chụp mực. Chuyến biển khởi hành đầu năm thường cho sản lượng lớn do đây là mùa sinh sôi của cá, mực.