Tổng Kết Lớp Tập Huấn Kỹ Thuật Canh Tác Và Mô Hình Trình Diễn Giống Lúa Chịu Mặn

Ngày 08 tháng 01 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân tổ chức tổng kết lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cho 26 hộ nông dân trên địa bàn xã và mô hình trình diễn 02 giống lúa chịu mặn OM 6600 và OM 5954 được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án GIZ tỉnh Bạc Liêu.
Qua các buổi tập huấn về kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn, giúp học viên hiểu và áp dụng tốt vào điều kiện thực tế đối với quy trình kỹ thuật trồng lúa trên đất nhiễm mặn. Kết quả kiểm tra kiến thức đầu vào, tỉ lệ khá - giỏi từ 12,5% tăng lên 29,1% cuối khóa học; tương tự trung bình - khá là 33,3% tăng lên 50%, trung bình từ 45,8% giảm còn 12,5% và dưới trung bình là 8,4%.
Về kết quả sản xuất mô hình, tổng chi phí 14 triệu 263 ngàn đồng, tổng thu 28 triệu 600 ngàn đồng (năng suất 5,5 tấn/ha). Lợi nhuận 14 triệu 337 ngàn đồng. Giá thành 2.593 đồng/kg.
Trong 02 giống trình diễn thì giống lúa OM 6600 được bà con đánh giá cao hơn giống OM 5954 (bị nhiễm bệnh đạo ôn). Giống OM 6600 không chỉ góp phần làm đa dạng hóa các giống lúa chịu mặn thích ứng với biến đổi khí hậu, mà giống còn cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, giảm giá thành, tăng thu nhập cho nông dân hưởng lợi từ mô hình và mở rộng cả lớp tập huấn và khuyến khích nông dân trong vùng sản xuất tôm - lúa sử dụng thời gian tới.
Related news

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở các tỉnh, thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng diện tích đất vườn cạnh nhà, xây dựng chuồng trại để nuôi heo rừng. Trung bình, heo rừng giống đạt trên dưới 10kg có thể xuất bán trên 2,5 triệu đồng/con.

Đến thời điểm này, tuy đã gần bước vào chính vụ nuôi tôm năm 2013 nhưng không khí vào vụ tôm mới ở các hộ nuôi cũng như doanh nghiệp nuôi tôm trên cát ở tỉnh Quảng Bình khá buồn tẻ. Bên cạnh việc thiếu vốn sản xuất, vấn đề dịch bệnh tôm nuôi cũng làm cho người nuôi rất lo lắng nên dẫn đến việc các cơ sở đang treo ao...

Đó là mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Dung ở xóm Bún 2, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương. Sau 9 năm thực hiện, mô hình này đã đạt hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

Không chỉ có đàn bò sữa lớn nhất nước, TP.HCM còn là nơi đi đầu nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHKT để nhân nhanh đàn bò, phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng về sữa chất lượng cao của hàng chục triệu người tiêu dùng…

Ngày 12/6, tại TP Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp Sở NN-PTNT Sóc Trăng tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2013.