Tốn Tới 38 Triệu USD Để Nhập Giống Lúa
Dù đã chủ động được phần lớn giống lúa, nhưng Việt Nam vẫn phải chi gần 38 triệu USD để nhập giống lúa lai, trong đó phần lớn xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam đã chi gần 38 triệu USD để nhập khẩu hơn 11.200 tấn hạt giống lúa lai, gieo trồng khoảng 400 nghìn ha lúa. Phần lớn lúa lai được nhập từ Trung Quốc và các Công ty đa quốc gia.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, với tổng diện tích lúa cả nước khoảng 7,8 triệu ha, con số 400 nghìn ha lúa lai không phải là con số lớn. Hiện, nguồn cung giống lúa lai phục vụ sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30%, khoảng 70% còn lại phải nhập khẩu.
Vừa qua, có thông tin cho rằng “70% giống lúa của Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc” là chưa chính xác. Thực tế, con số nhập khoảng 70% giống nói trên là phần lúa lai, chiếm diện tích không lớn trong tổng diện tích lúa cả nước.
Theo ông Định, việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 rất khó, do phải đáp ứng nhiều điều kiện kỹ thuật, tùy thuộc điều kiện thời tiết, nên giá thành lẫn rủi ro cao. “Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã hứa trước Quốc hội là sẽ chủ động được giống lúa lai, phải chủ động sản xuất 70% giống lúa lai, 30% còn lại nhập khẩu”, ông Định nói.
Theo Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có hơn 260 giống lúa đã được chấp nhận đơn bảo hộ quyền tác giả, trong đó 91 giống đã được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, hiện Việt Nam có quá nhiều loại giống, nhưng chất lượng không cao; tình trạng làm giống giả, nhái, kém chất lượng tràn lan.
Thời gian qua, qua thanh kiểm tra, có trên 210 mẫu giống lúa có một hoặc một số chỉ tiêu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; phát hiện sai phạm tại gần 140 cửa hàng, xử lý vi phạm 94 cửa hang.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134880/ton-toi-38-trieu-usd-de-nhap-giong-lua.html
Related news
Bùng phát mạnh trong những năm 2011 - 2012 nhưng đến nay phong trào NTCN đã lắng dịu, người dân cũng thận trọng hơn khi đào ao mới cũng như sử dụng ao bị dịch bệnh tái sản xuất. Bởi, những hộ giàu kinh nghiệm trong vùng nuôi tập trung tôm công nghiệp vẫn thất bại trước dịch bệnh, thời tiết bất lợi.
Năm 2014, với nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề ra nhiều giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung.
Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã và 15 vùng chăn nuôi trọng điểm, cùng 2.924 trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện chiếm tỷ lệ 40,5% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn TP. Trong những năm qua, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, từng đi làm cho một vài công ty với thu nhập khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, ước mơ muốn làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc anh Đỗ Kim Tuyến quay về mở trại chăn nuôi gà thả vườn.
Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.