Tôm Nuôi Chết Trên Diện Rộng Ở Trà Vinh

Các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện đang phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị chết trên diện rộng.
Trong số 5.580 hộ thả hơn 456 triệu con tôm sú giống trên diện tích gần 6.400 ha và gần 400 hộ thả nuôi gần 140.000 con tôm thẻ chân trắng, hiện có hơn 220 hộ nuôi tôm sú và 125 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại, với lượng giống thả nuôi khoảng hơn 50 triệu con. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị. Tôm chết ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, gây thiệt hại nặng cho người nuôi.
Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh: Mẫu tôm chết từ đầu vụ đến nay đa phần đều bị đốm trắng do ảnh hưởng lớn của môi trường và nhiệt độ. Qua kiểm tra ao nuôi có tôm bị chết, hầu hết nước trong ao không gây màu, đến khi tôm chết nước trong ao vẫn còn xanh… Chi cục đã lường trước việc này nên thành lập 4 tổ hỗ trợ kỹ thuật tại các địa phương ngay từ đầu vụ để giúp người nuôi nhưng vẫn trở tay không kịp với diễn biến của thời tiết và dịch bệnh. Chi cục hiện đang đẩy mạnh việc kiểm tra và quản lý chặt con giống nhập vào tỉnh, nếu có giấy kiểm dịch và kiểm định chất lượng con giống của địa phương, Chi cục vẫn tiến hành kiểm tra lần nữa mới cho bán ra thị trường. Riêng việc sử dụng thuốc thú y thủy sản cũng là một trong những tác nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Để quản lý được vấn đề này, Chi cục đang chờ thông tư thực hiện Nghị định 07 về quản lý thuốc thú y thủy sản.
Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 200 Công ty thuốc thú y thủy sản đang chào bán nhiều loại sản phẩm nên rất khó quản lý. Chi cục khuyến cáo bà con nên sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu, xuất xứ rõ ràng để tránh sử dụng phải hàng kém chất lượng. Ngoài ra, Chi cục đang lên kế hoạch tự xuất kinh phí đi lấy mẫu thức ăn gửi về các cơ quan chuyên môn xét nghiệm để kịp thời khuyến cáo người nuôi sử dụng…
Tại buổi làm việc với các ngành có liên quan và lãnh đạo 4 huyện ở vùng ngập mặn, ven biển gần đây về tình hình thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng năm 2013, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo: Trước mắt, cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức việc chấp hành các quy định của chính quyền và ngành chuyên môn trong việc nuôi tôm - nhất là khâu xử lý nước thải. Tăng cường các cán bộ kỹ thuật xuống bám cơ sở phối hợp cùng chính quyền địa phương nắm chắc từng hộ có tôm nuôi bị chết, tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý một cách có hiệu quả.
Riêng đối với khu vực tôm nuôi bị chết, phải tiến hành khoanh vùng lại, trước khi tháo nước ra ngoài phải được xử lý bằng hóa chất theo đúng sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và tạm dừng thả giống. Đặc biệt là phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan tăng cường hơn nữa công tác quản lý nguồn tôm giống, thuốc thú y thủy sản… Kiên quyết tiêu hủy những mẻ giống không đảm bảo chất lượng, khuyến cáo người nuôi không nên ham rẻ mua tôm giống, thuốc thú y thủy sản trôi nổi không rõ, khi mua con giống cần yêu cầu cơ sở bán giống xuất trình giấy kiểm tra, chứng nhận tôm giống sạch bệnh.
Related news

Đó là mô hình của nông dân Huỳnh Trung Tràng, sinh năm 1957, ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, doanh thu hàng năm đạt trên 200 triệu đồng, lợi nhuận đạt từ 100 - 120 triệu đồng/năm.

Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr