Tôm nuôi bị ảnh hưởng bởi EMS
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) gần đây được phát hiện ở tỉnh Negros Occidental và các khu vực khác trong nước như Central Luzon, Bohol và Cebu. Nắng nóng và nồng độ mặn trong nước cao càng làm tăng rủi ro xuất hiện bệnh AHPND ở các khu vực nuôi tôm.
AHPND là bệnh khiến tôm chết nhiều nhất so với các bệnh khác. Tại khu vực sản xuất rộng 1.000 ha trong tỉnh, người nuôi đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm tra và giám sát bệnh.
Hợp tác xã các nhà sản xuất tôm ở tỉnh Negros, gồm khoảng 60 hội viên, khuyên các nhà sản xuất địa phương nên duy trì nhiệt độ và nồng độ mặn thích hợp của nước trong ao nuôi.
Negros Occidental sản xuất được 30% sản lượng tôm hàng năm của cả nước, đứng sau Central Luzon với 40%.
Tổng sản lượng tôm của tỉnh Negros gồm 95% tôm chân trắng và 5% tôm sú.
Thời tiết khô hạn kéo dài đã gây thiệt hại khoảng 8,2 triệu USD hoa màu, vật nuôi và thủy sản ở Negros Occidental tính tới tháng 2 năm nay.
Dịch bệnh AHPND đã làm giảm 70% sản lượng ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.
Mười năm trước đây, Thái Lan sản xuất được 685.000 tấn tôm tuy nhiên từ năm 2010, AHPND xuất hiện, gây thiệt hại nhiều tới sản lượng tôm nuôi. Kết quả là sản lượng năm 2015 chỉ đạt khoảng 250.000 tấn.
Related news
Ngày 19-3, Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang đã đưa cảnh báo ngư dân khu vực sông Cái Vừng (Phú Tân) không nên tiếp tục thả nuôi nơi cá chết hàng loạt.
Vào ngày 14/3, 4 hộ dân ở xã Vĩnh Tân, Tuy Phong đầu tư nuôi cá bóp lồng bè trên biển bị chết hàng loạt, với tổng số 3.800 con cá bóp mới thả nuôi 1 tháng bị chết, có trọng lượng từ 0,8- 1,1 kg/con và chưa rõ nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt.
Chiều 18-3, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết, tỉnh sẽ xem xét thực hiện mức hộ trợ từ 7 - 10 triệu đồng/100m3 thể tích lồng/bè/vèo cho các hộ nuôi thủy sản khu vực sông Cái Dừng (Phú Tân) có mức thiệt do cá chết hàng loạt từ 30% trở lên.