Ngư dân không nên tiếp tục thả nuôi nơi cá chết hàng loạt
Qua kết quả phân tích chất lượng nước của Khoa Thủy sản Trường đại học Cần Thơ cho thấy, hàm lượng DO tại khu vực sông này hiện dưới ngưỡng cho phép để nuôi trồng thủy sản (DO = 1,11 – 1,18 mg/l), nếu còn thả nuôi cá sẽ tiếp tục chết.
Hiện, các ngành chức năng tỉnh đang giám sát chất lượng nước và hướng dẫn các giải pháp cần thiết để giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân.
Trước đó, từ ngày 4 đến ngày 7-2, tại khu vực sông Cái Vừng, thuộc các xã: Long Hòa, Phú Lâm và Phú Thạnh (Phú Tân) xảy ra hiện tượng cá nuôi trong lồng/bè/vèo chết hàng loạt, mà nguyên nhân được xác định: Do cá nuôi mật độ cao, lượng thức ăn dư thừa, cùng chất thải từ cá làm cho môi trường nước gia tăng chất hữu cơ, dẫn tới hiện tượng phù dưỡng, làm phát triển tảo tranh oxy với cá. Ngoài ra, mực nước thấp và dòng chảy yếu tạo nên hiện tượng thiếu oxy cục bộ dẫn đến cá chết.
Related news
Ngày 14-3-2016, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã đến khảo sát thực tế nắm tình hình thiệt hại hàu nuôi tại xã Thừa Đức và diễn biến xâm nhập mặn tại huyện Bình Đại (Bến Tre). Tại đây, Thứ trưởng đã động viên, chia sẻ khó khăn với bà con nuôi hàu vừa bị thiệt hại, đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương tập trung thống kê số liệu hàu chết, theo dõi tình hình hạn mặn để kịp thời tìm cách khắc phục.
Hạn hán và xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL đang vào giai đoạn khốc liệt, khi mà diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại cứ tăng từng ngày. Cùng với lúa gạo, rau màu, vườn cây ăn trái… thì hàng loạt hộ nuôi thủy sản đang đối mặt với nhiều khó khăn. Hiện tình trạng tôm, nghêu… bị chết ở nhiều nơi dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.
Từ trước Tết Nguyên đán Bính Thân đến nay, nhiều vùng nuôi cá bớp ở TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên phát sinh dịch bệnh làm một lượng lớn cá bị chết. Trong khi đó, các cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được bệnh và nguyên nhân gây bệnh, khiến người nuôi cá vô cùng lo lắng.