Tôm hùm rớt giá, người nuôi lao đao

Người nuôi tôm hùm lo lắng không yên vì tôm rớt giá.
Ông Võ Văn Thành ở thôn Tây xã An Vĩnh cho biết: Một con tôm giống có giá từ 320 - 350 ngàn đồng, tiền thức ăn từ khi nuôi đến khi xuất bán khoảng 400 ngàn đồng/con nhưng với giá tôm như hiện nay thì người nuôi chỉ có lỗ.
Tôm hùm rớt giá không phải là điều bất ngờ.
Nhưng điều mà hầu như người nuôi tôm ở Lý Sơn bức xúc đó chính là giá cả mập mờ trong việc thu mua.
“Với 4 ngàn con tôm có trong lượng gần 1kg/con chuẩn bị xuất bán, theo giá tư thương mua hiện nay, gia đình tôi chắc chắn lỗ trên 150 triệu đồng nhưng không bán thì không có tiền để mua thức ăn cho tôm” - ông Thành bức xúc.
Hiện nay, trên thị trường, tôm hùm được thu mua chia thành 3 loại. Loại 1, mỗi con nặng 1 ký trở lên. Loại 2 từ 8 lạng đến 1kg và loại 3 từ nửa lạng đến 8 lạng.
Cuối năm ngoái, khi các chủ bè nuôi tôm trên đảo xuất bán, mỗi kg tôm loại 1 và 2 có giá trên dưới 2 triệu/kg nhưng nay chỉ bán với giá hơn phân nửa nên người nuôi gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Thạnh, một hộ nuôi tôm ở thôn Tây xã An Vĩnh, chia sẻ:
Giá mua không ổn định, khi lượng tôm xuất bán nhiều tư thương tìm mọi cách ép giá.
Nếu người nuôi không bán thì cầm chắc lỗ vốn, nên khi đủ trọng lượng các hộ đều tranh thủ xuất bán dù biết rằng bị tư thương ép giá.
Mỗi ngày, tiền thức ăn cho mỗi con tôm hùm không dưới 10.000 đồng.
Thêm một ngày giữ lại tôm hùm không xuất bán cũng đồng nghĩa chi phí nuôi tăng thêm.
Nhưng đó chưa phải là lo ngại lớn nhất.
Giữ lại tôm hùm, người nuôi đối mặt với rủi ro vì tôm chết không rõ nguyên nhân. Tỷ lệ tôm chết lên đến 15%. Còn nếu bán tôm hùm vào thời điểm này, người nuôi cầm chắc lỗ vốn.
Chưa khi nào tôm hùm lại rớt giá như lúc này, 1kg tôm hùm hiện chỉ còn 1,2 - 1.3 triệu đồng, giảm đến 700.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Nuôi tôm hùm vất vả nhưng với giá cả hiện nay người nuôi tôm cầm chắc thua lỗ.
Theo tính toán với 62 lồng bè nuôi tôm có số lượng trên 100 ngàn con như hiện nay, mỗi vụ người nuôi tôm Lý Sơn xuất bán ra thị trường khoảng 100 tấn nếu giá cả ổn định có đầu ra, người nuôi tôm hùm sẽ có lãi cao với loại thủy sản rất có giá trị này, nhưng thực tế không như vậy.
Mấu chốt ở đây là mặc dù hơn 90% sản lượng tôm hùm để xuất khẩu, nhưng lại bị tư thương chèn ép với các chiêu bài vì giá thị trường biến động, thiếu ổn định.
Ông Lê Văn Đôi – Phó trưởng phòng KT&HTNT huyện, khuyến cáo người nuôi tôm phải dựa vào quy hoạch, không nuôi theo kiểu tự phát ồ ạt, chủ động sản lượng cung ứng ra thị trường, không nên chạy theo thị trường nếu không sẽ cầm chắc thiệt hại.
Related news

Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.

Tin vui đối với người dân 2 xã Thủy Bằng và Dương Hòa - 2 vùng trồng thanh trà trọng điểm của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), khi nay loại trái cây đặc sản này không chỉ được mùa mà còn được cả giá.

Sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Giá mặt hàng nông sản này được các thương lái đặt cọc thu mua tại vườn khá cao. Thế nhưng, người dân vẫn không vui, bởi năm nay, sản lượng sầu riêng giảm nghiêm trọng do bị rụng trái non khi mưa chuyển mùa.

Hiện nay, Tiền Giang xây dựng được vùng trồng chuyên canh dừa gần 15.000 ha, vượt gần 3% so kế hoạch cả năm và tăng 2% so cùng kỳ năm trước. Diện tích dừa tập trung tại các huyện ven biển nhiều khó khăn phía Đông: Tân Phú Đông, Chợ Gạo, Gò Công Tây… Tỉnh tích cực chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhằm tạo thêm nguồn hàng hóa cung ứng thị trường, giúp nông dân tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.

Từ hiệu quả kinh tế cây chuối mô mang lại, năm 2015 nông dân thôn Cốc Lầy, xã Lùng Vai (Mường Khương - Lào Cai) đã mạnh dạn đầu tư trồng mới thêm 25 ha cây chuối mô, nâng tổng diện tích cây chuối mô tại huyện Mường Khương lên hơn 304 ha.