Tôm cá chết la liệt, người nuôi cay đắng bỏ nghề
Tôm, cua, cá… đều chết
Ông Phan Trọng Phú- Trưởng thôn Huỳnh Giản Bắc (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: “Vụ tôm năm nay, 2 thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam có 260 hộ nuôi tôm xen với cua, cá… với diện tích khoảng 274ha. Nhưng sau khi thả chừng 45 ngày tuổi thì những vật nuôi này đều bị chết dần (chiếm gần 90% diện tích), hầu như hồ nào tôm cũng mắc bệnh”.
Theo ông Phú, nguyên nhân chính do thời tiết bất ổn, độ mặn tăng cao, kèm theo đó môi trường nuôi thả bị ô nhiễm trầm trọng, dẫn đến việc sinh trưởng của tôm nuôi rất chậm và dễ bị nhiễm bệnh về đường ruột. “Hầu như tôm, cua, cá… đều bị chết từ từ và đều có kích thước nhỏ (chừng 45 ngày tuổi) nên khi bị bệnh chỉ biết dập hồ nuôi và bỏ đi chứ có bán được gì đâu. Trong khi đó, vốn đầu tư nuôi ban đầu phải mất gần 40 triệu đồng/ha, nhiều người nuôi tôm thua lỗ do dịch bệnh nhiều năm liền nên đành làm thêm việc khác. Nếu cứ bám hồ nuôi tôm thì không đủ sống, lo con cái ăn học”- ông Phú cho hay.
Theo ông Phạm Quang Ân, hiện có hơn 17ha diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh chết. Trong đó, trên 10ha bị thân đỏ đốm trắng. Ngoài ra, hơn 7ha diện tích tôm nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến bị chết rải rác...
Ông Ngô Văn Can (61 tuổi, thôn Huỳnh Giản Bắc), chia sẻ: “Vụ tôm năm nay, với 8.000m2 gia đình tôi thả nuôi xen kẽ 8 vạn tôm, 4.000 cua, 1.000 cá dìa, tiền mua giống hết khoảng 12 triệu đồng. Nhưng tôm, cua… đều bị chết, tôi chỉ còn biết vớt chúng lên bờ và đốt để giữ sạch môi trường”.
Diễn biến phức tạp
Theo ông Nguyễn Minh Thiện- Phó Chủ tịch xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước), hiện tại địa phương nay thả nuôi 274ha tôm sú và tôm thẻ. Nhưng người nuôi tôm đang lao đao vì tình hình dịch bệnh năm nay đến từ rất sớm và có diễn biến rất phức tạp.
“Hiện tại, có khoảng gần 10ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh, trong đó chủ yếu mắc bệnh thân đỏ đốm trắng và tôm chỉ đang ở mức 35 ngày tuổi. Nguyên nhân chính là do thời tiết thất thường vì lúc mới thả tôm thì đợt lạnh kéo dài rồi đến nắng nóng quá đột ngột. Bên cạnh đó, mùa đông năm nay lại không có lụt nên cặn bã trong ao hồ còn nhiều. Bình quân 1ha thì vốn đầu tư ban đầu để thuê đất nuôi và xử lý ao hồ, người nuôi tôm phải mất khoảng 100 triệu đồng, nhưng khi bị bệnh đành thu hoạch tôm sớm nên rất khó tránh khỏi thua lỗ”- ông Thiện cho hay.
Theo ông Thiện, 2 năm nay giá tôm ở mức cao- tôm sú 300.000 đồng/kg (từ 15-30 con) và tôm thẻ ở mức 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, người nuôi tôm lại không được lợi, vì tôm bị bệnh triền miên, thua lỗ nên nhiều hộ dân đã bỏ nghề.
Theo ông Phạm Quang Ân - Phó trưởng phòng NNPTNT huyện Tuy Phước, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện trong đợt 1 (năm 2016) có 971ha tại các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa. Trong đó, khoảng 100ha nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến tôm, xen kẽ cua và cá.
Related news
Theo Sở NN&PTNT, toàn tỉnh Bạc Liêu có 7.861ha tôm nuôi bị thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn.
Trong 3 ngày trở lại đây, cá nuôi lồng bè của người dân Thừa Thiên-Huế tiếp tục chết hàng loạt, khiến người nuôi cá điêu đứng. Trong 3 ngày trở lại đây, cá nuôi lồng bè của người dân xã Hải Dương, thị xã Hương Trà và thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục chết hàng loạt, khiến người nuôi cá điêu đứng.
Phía hạ lưu sông Bưởi đoạn qua các xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm và Thành Mỹ (Thạch Thành – Thanh Hóa) xuất hiện tình trạng cá lồng bè chết hàng loạt, nguồn nước bị ô nhiễm, có màu xanh đục, bốc mùi hôi thối.