Toàn Tỉnh Sản Xuất, Cung Ứng 200 Triệu Con Cá Giống

Theo thống kê từ Chi cục Thủy sản, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có gần 43.000 con cá bố mẹ, trong đó cá rô phi là 37.920 con, cá chép lai 3.743 con, cá trắm cỏ 660 con, cá chim trắng có 650 con được nuôi giữ ở 5 cơ sở sản xuất và kinh doanh cá giống là HTX giống thủy sản Nam Sơn, Công ty Sông Thiên Đức, Xí nghiệp Thái Giang, Công ty TNHH Dung Đạt và Trung tâm Tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ thủy sản (Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1).
Năm 2013, ngân sách tỉnh đã đầu tư hỗ trợ 450 triệu đồng để mở rộng, thay thế đàn cá bố mẹ cho 3 đơn vị sản xuất giống. Bình quân, mỗi năm các cơ sở cung ứng giống trên địa bàn sản xuất được hơn 200 triệu con giống các loại, đáp ứng cơ bản nhu cầu nuôi thâm canh trong tỉnh và xuất bán sang một số tỉnh lân cận.
Chi cục Thủy sản đã vận động, khuyến khích các cơ sở sản xuất giống đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải tạo vùng nuôi, nạo vét các hệ thống kênh tưới, kênh tiêu, tiến hành kiểm dịch 100% cá bố mẹ, tăng cường truyền những biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản… nhằm đảm bảo chất lượng đàn cá bố mẹ, từ đó, chủ động nguồn cá going.
Related news

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT một số huyện, thành phố đang thực hiện một số mô hình nuôi thuỷ sản như nuôi ghép cá rô phi đơn tính theo hướng an toàn sinh học tại xã Tư Mại, Tiến Dũng (Yên Dũng), xã Nghĩa Hồ, Thanh Hải (Lục Ngạn) với diện tích 1 ha; nuôi cá chim trắng theo hướng an toàn sinh học tại xã Yên Mỹ (Lạng Giang) và nuôi cá trắm đen trong ao tại xã Thái Sơn (Hiệp Hoà) với diện tích 0,5 ha.

Như NNVN đã đưa tin loài dịch hại mới xuất hiện và gây hại trên cây có múi ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng). PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, Bộ môn BVTV, Trường ĐH Cần Thơ xác định đó là sâu đục trái cây có múi, có tên khoa học là Citripestis sagittiferella Moore.

Những ngày qua, giá cà phê tại các tỉnh Tây nguyên đã tăng vượt mốc 43 triệu đồng/tấn. Ngày 28.5, giá cà phê nhân xô ở Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông từ 43,1 - 43,2 triệu đồng/tấn, ở Gia Lai 43 triệu đồng/tấn.

Từ năm 2008, được sự hỗ trợ của Trung tâm ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) thuộc sở KH-CN Hòa Bình, nông dân xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, đưa mạnh cây su su vào cơ cấu cây trồng ở địa phương. Kết quả, cây su su đã góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) từng bước ổn định cuộc sống cho người dân nơi đây.

Các nhà khoa học Việt Nam đã thành công trong việc chuyển hóa dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học bằng phản ứng cracking xúc tác.