Toàn Tỉnh Đã Gieo Cấy 38.628 Ha Lúa Chiêm - Xuân 2014-2015

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ trung tuần tháng 1-2015, bà con nông dân các địa phương trong tỉnh đã tập trung gieo cấy lúa chiêm-xuân 2014-2015. Tính đến ngày 5-2, toàn tỉnh đã gieo cấy được 38.628 ha lúa/116.000 ha kế hoạch.
Tại huyện Thọ Xuân, để hoàn thành mục tiêu gieo cấy 7.300 ha lúa chiêm-xuân 2014-2015, cùng với việc khẩn trương thu hoạch diện tích cây trồng vụ đông, bà con nông dân trong huyện đã tập trung gieo cấy. Năm nay, nhờ đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào gieo cấy, nên đến nay, toàn huyện đã gieo cấy được hơn 6.000 ha lúa, chiếm hơn 80% diện tích.
Vụ chiêm-xuân 2014-2015, huyện Yên Định đặt mục tiêu gieo cấy 9.200 ha lúa, để bảo đảm diện tích lúa được gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, huyện, chỉ đạo các HTX tập trung sản xuất mạ khay, huy động máy cấy hoạt động hết công suất và đã gieo cấy được 6.500 ha.
Không chỉ huyện Thọ Xuân, Yên Định mà nhiều địa phương trong tỉnh, bà con nông dân đã và đang khẩn trương gieo cấy, trong đó một số huyện có diện tích gieo cấy đạt cao, như: Thiệu Hóa 4.200 ha, Quảng Xương 3.000 ha, Nga Sơn 2.500 ha...
* Từ kết quả của việc dồn điền đổi thửa và qua quá trình tìm hiểu, học tập các mô hình cấy lúa bằng máy mạ khay, huyện Ngọc Lặc đã phối hợp với Công ty CP Công – Nông nghiệp Tiến Nông tổ chức trình diễn mô hình máy cấy mạ khay trên diện tích 20 ha, tại 2 xã Quang Trung và Ngọc Liên.
Do làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, các hộ dân đã chuẩn bị tốt nguồn nước, làm đất, bón phân, gieo và chăm sóc mạ (giống lúa VT 404)... đúng quy trình nên buổi trình diễn đã để lại niềm vui cho đông đảo cán bộ, hộ nông dân trên địa bàn huyện. Chỉ khoảng 15 phút, một người điều khiển máy đã cấy xong 1 sào (1 máy có thể thay thế cho 18 đến 20 lao động trong một ngày). Do cấy thẳng hàng, đúng khoảng cách và việc chăm sóc bảo đảm quy trình, lúa sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất vượt trội. Từ mô hình này, huyện Ngọc Lặc sẽ nhân ra diện rộng trong các vụ gieo cấy tiếp theo.
Related news

Thực hiện chủ trương, định hướng của cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình về tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ao, hồ và nuôi cá lồng trên hồ Hoà Bình gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản. Hiện, TP Hoà Bình duy trì ổn định trên 150 ha diện tích nuôi cá ao, hồ và phát triển khoảng 300 lồng có nuôi cá trên sông Đà.

Do ảnh hưởng của tình hình thời tiết và nguồn nước phục vụ sản xuất bị ô nhiễm nặng nên nhiều vùng nuôi thủy sản tại Hải Phòng có hiện tượng tôm, cá chết hàng loạt. Cả người dân và chính quyền địa phương đều lúng túng trong triển khai các biện pháp xử lý.

Là một trong 5 sản phẩm được UBND TX Quảng Yên (Quảng Ninh) chọn tham gia Đề án: “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh, đến nay, sản phẩm tôm sú Quảng Yên đã có mặt ở hầu hết các chợ, siêu thị, cửa hàng đại lý giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh...

Trước đây, hầu hết các hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đều chọn nuôi mật độ cao để tăng sản lượng tôm nuôi. Nhưng kể từ đầu năm 2015 đến nay, khi tôm nguyên liệu trên thị trường bị rớt giá, cộng với giá thức ăn, vật tư phục vụ nuôi thuỷ sản ở mức cao thì cách nuôi này phần lớn không mang lại hiệu quả.

Giá giảm, tỷ lệ chết cao khiến người nuôi ở vùng Prakasam, thuộc bang Andhra Pradesh, Ấn Độ gặp khó khăn. Chính quyền nước này đang được yêu cầu phải có các chính sách giảm chi phí đầu vào cho người nuôi.