Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tọa đàm Cây trồng biến đổi gen nguồn thực phẩm của tương lai

Tọa đàm Cây trồng biến đổi gen nguồn thực phẩm của tương lai
Publish date: Saturday. September 26th, 2015

Cho dù, Việt Nam đã có quy định nhưng thực tế nhiều sản phẩm không dán nhãn, gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Đây là ý kiến được nhiều đại biểu đưa ra trong buổi tọa đàm "Cây trồng biến đổi gen: Nguồn thực phẩm của tương lai?" do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 24-9 tại TPHCM với diễn giả là Tiến sĩ sinh học Trang Quan Sen đến từ Đức.

Theo ông Sen, với quốc gia như Đức, nếu sản phẩm làm từ cây trồng chuyển gen nếu bán ra thị trường có tỷ lệ 0,9% thì phải dán nhãn để người tiêu dùng nhận biết và Việt Nam quy định mức dán nhãn là 5%, mức tương tự các nước trên thế giới đối với cây trồng chuyển gen. Riêng tại Mỹ, quốc gia số một về cây trồng chuyển gen lại không có quy định này.

Song, dù có quy định nhưng hiện nay trên thị trường Việt Nam không có những sản phẩm liên quan đến cây trồng chuyển gen được dán nhãn. Chính vì mọi sự không rõ ràng nên nhiều khách mời tham dự cũng tỏ ra lo lắng vì lo ngại hằng ngày mình đang ăn những sản phẩm có liên quan đến kỹ thuật chuyển gen mà không biết.

Một đại biểu đến từ công ty giống cây trồng có văn phòng tại TPHCM cho biết hiện tại, một nông dân trồng đậu nành (đậu tương) bán với giá 20.000 đồng/kg, mức giá này là không có lãi vì chi phí sản xuất cao, song, người tiêu dùng vẫn có thể mua được đậu nành giá chỉ có 10.000 đồng/kg ở tại các chợ một cách dễ dàng.

Theo bà, đa phần đậu nành này có nguồn gốc nhập khẩu và có thể là nhập khẩu từ Mỹ, quốc gia đang trồng 90% diện tích là đậu nành chuyển gen.

Cũng có ý kiến cho rằng, lâu nay, Việt Nam nhập đậu nành từ những nước cho trồng cây trồng chuyển gen về để sản xuất dầu ăn nhưng trên thị trường không có một sản phẩm nào ghi là sản phẩm sản xuất từ đậu nành biến đổi gen, liệu điều này có công bằng với người tiêu dùng hay không?

Theo một số khách mời tham dự tọa đàm, cây trồng chuyển gen vẫn đang có những tranh cãi và người nông dân là phía ít được tiếp nhận thông tin nhất, và họ cứ trồng nếu thấy có lợi nhuận cao hơn giống cây trồng bình thường trước đó. Còn khi có sự cố xảy ra, phần thiệt thòi là người tiêu dùng.

Ông Võ Thanh Liêm, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Nguồn sinh thái, TPHCM đặt câu hỏi, nếu một sản phẩm làm ra từ một cây trồng chuyển gen được cho là an toàn, vậy tại sao những công ty này không dán nhãn để người tiêu dùng biết và lựa chọn.

Tuy nhiên, câu hỏi chỉ đưa ra trong khuôn khổ của cuộc tọa đàm và các đại biểu ra về vẫn chưa có câu trả lời. Đó là điều đáng tiếc vì trong thành phần những khách mời lần này, Thời báo Kinh tế Sài Gòn có mời những đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước song vì một lý do nào đó, những đại biểu này đã không thể đến dự.

Trong bài chia sẻ của mình, ông Sen cho biết, đúng là hiện chưa có những công trình nào chứng minh những tác hại đi kèm khi con người ăn những sản phẩm chuyển gen, song, chưa có nhưng không có nghĩa là không có. Vì thế, cách tốt nhất là hãy mang thông tin đến cho người tiêu dùng.

"Về mặt cảm quan, nếu quan sát ở bên ngoài, người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là sản phẩm chuyển gen, đâu là sản phẩm thu hoạch từ cây trồng bình thường và cách nhận biết là thông tin trên nhãn mác bao bì. Tiếc là việc này chưa được làm rõ ràng ở Việt Nam", ông nói.


Related news

70 điểm xử lý bệnh đốm nâu trên cây thanh long 70 điểm xử lý bệnh đốm nâu trên cây thanh long

Từ đầu năm đến nay, toàn xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) trồng mới 5,78ha thanh long, nâng tổng số diện tích thanh long toàn xã lên hơn 928ha. Thời điểm này, bệnh đốm nâu trên cây thanh long xuất hiện trở lại nên bà con đang tích cực phòng trừ. Mới đây, trên địa bàn xã đã thực hiện 50 điểm xử lý bệnh đốm nâu ủ bằng chế phẩm BIO-ADB và 20 điểm xử lý bằng vôi.

Wednesday. July 22nd, 2015
Thành lập Hợp tác xã Tôm Nhị Mỹ (Đồng Tháp) Thành lập Hợp tác xã Tôm Nhị Mỹ (Đồng Tháp)

Hợp tác xã (HTX) Tôm Nhị Mỹ (Đồng Tháp) có 52 thành viên, bước đầu HTX huy động vốn điều lệ được trên 100 triệu đồng, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm, dịch vụ cung cấp con giống và dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc thú y.

Wednesday. July 22nd, 2015
Gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn Gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn

Tình trạng nắng nóng kéo dài liên tục trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, khiến một số diện tích nuôi tôm vụ 2 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

Wednesday. July 22nd, 2015
Triển vọng mới trong phát triển nuôi cá đặc sản Triển vọng mới trong phát triển nuôi cá đặc sản

“Trong tương lai, Lào Cai sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cá đặc sản khi nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực du lịch phát triển” - đó là nhận định của ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh.

Wednesday. July 22nd, 2015
Nghịch cảnh nghề nuôi tôm ở Đông Hải (Quảng Ninh) Nghịch cảnh nghề nuôi tôm ở Đông Hải (Quảng Ninh)

Khi các cánh đồng lúa ở Đông Hải (Tiên Yên - Quảng Ninh) chín vàng, nông dân hồ hởi ra đồng gặt lúa, thì nhiều người nuôi tôm ở xã lại canh cánh nỗi lo mùa tôm “chín”. Với nhiệt độ thời tiết lên đến 40 độ C đã biến nhiều ao đầm nuôi tôm nơi đây thành những chảo nước nóng khổng lồ, luộc chín những con tôm. Đa phần các hộ vội vàng bán tôm non vì sợ dịch...

Wednesday. July 22nd, 2015