Tổ Hợp Tác Nuôi Cá Tra Đầu Tiên Được Nhận Giấy Chứng Nhận Global GAP

Được sự chấp thuận của UBND và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, ngày 08/8/2014, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh đã tổ chức buổi Tổng kết chương trình Chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao giấy chứng nhận GlobalGAP cho Tổ hợp tác Nuôi cá tra bền vững tại hai huyện Tiểu Cần và Cầu Kè do ông Giãng Văn Bảy làm Tổ trưởng.
Giấy chứng nhận có giá trị đến tháng 05/2015. Đây là mô hình được trao giấy chứng nhận GlobalGAP đầu tiên thuộc lĩnh vực nuôi cá tra cho nông hộ trong tỉnh.
Để đạt kết quả trên, từ tháng 07/ 2010 đến tháng 11/2012, Hiệp hội Thủy sản Trà Vinh phối hợp với tổ chức GIZ Cộng hòa Liên bang Đức, cùng các cơ quan chức năng thực hiện chương trình Chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại tỉnh Trà Vinh.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Minh Truyền - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh đánh giá cao nỗ lực và cố gắng của Hiệp hội Thủy sản, nhất là sự hăng hái tham gia của nông dân trong bối cảnh nuôi cá tra bị thua lỗ, các hộ vẫn nhiệt tình, tâm quyết tiếp tục nuôi và thực hiện các quy định về chăn nuôi tốt.
Ông Phạm Minh Truyền mong rằng trong thời gian tới sẽ luôn giữ vững và phát huy tốt những tiêu chuẩn trong quá trình chăn nuôi, góp phần cung cấp nhiều sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Related news

Vườn ươm là một bộ phận không thể thiếu được của ngành trồng cây ăn quả. Muốn có những vườn ươm cây ăn quả sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất, sản lượng cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây giống tốt

Các địa phương bị thiệt hại nhiều là xã Đông Hòa 2.500ha, Đông Thạnh 2.020ha, chiếm khoảng 50% diện tích thả nuôi. Phần lớn diện tích bị thiệt hại đã được nông dân thả nuôi cách nay trên 1 tháng.

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là các loài ong ký sinh được chọn lọc khi thả ra trên đồng ruộng sẽ tìm và đẻ trứng trên các sâu non của loài sâu tơ. Khi trứng nở ra, sâu non của ong ký sinh sẽ tiêu diệt sâu tơ bằng cách ăn hết phần thịt sâu tơ để hoàn thiện vòng đời sống ký sinh của mình là làm nhộng rồi vũ hóa thành ong trưởng thành.

Việc tìm ra những giải pháp để chống khô hạn và sa mạc hóa là vấn đề hết sức bức xúc cho các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, vùng có khí hậu khô hạn và sa mạc hóa cũng có những thế mạnh riêng. Ví dụ như cây nho, cây thanh long, con cừu rất thích hợp phát triển ở những vùng khô hạn như Bình Thuận và Ninh Thuận.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho vùng đất cù lao bốn bề sông nước này một triển vọng mới về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.