Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.
Anh Hệ kể, đầu tiên anh bắt tay vào nuôi gà sao (năm 2009). Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên việc nuôi gà sao của anh rất thành công. Cuối năm 2011, anh lại bắt tay vào nuôi kỳ đà. Để nuôi được con vật này, anh phải thường xuyên tìm hiểu thông tin trên Internet và các tài liệu khác học hỏi kinh nghiệm rồi lặn lội khắp nơi tìm mua con giống.
Anh Hệ cho biết, khí hậu nóng ấm tại Bình Dương rất thích hợp nuôi kỳ đà. Nuôi con vật này cũng không tốn kém diện tích, chuồng nuôi kỳ đà rộng khoảng 6m2 có thể nuôi được từ 20 – 30 con. Ngoài ra, thiết kế chuồng trại nuôi kỳ đà cũng rất đơn giản, ít tốn kém. Thức ăn của kỳ đà cũng rất dễ tìm như cóc, ếch, nhái hoặc nội tạng các con vật khác. Nhưng thức ăn phải đảm bảo tươi sống, không ôi thiu để kỳ đà không bị trướng hơi, sình bụng.
Thời gian cho kỳ đà ăn là khoảng 2 ngày cho ăn 1 lần. Nếu kỳ đà được chăm sóc tốt thì mỗi con có thể có trọng lượng trên 10kg, chiều dài có thể từ 2,5 – 3m. Anh Hệ cho biết kỳ đà phát triển nhanh, sau 1 năm có thể xuất chuồng đem bán được. “Trong 1 năm kỳ đà cái có thể đẻ 2 lứa với số lượng từ 15 – 17 trứng mỗi lứa nhưng chỉ có khoảng 35% trứng kỳ đà có thể nở thành con.” Chưa dừng lại ở đó, anh Hệ cho biết hiện anh đang nuôi thử nghiệm một số con cheo. Các con cheo đều đang phát triển rất tốt, Với những con vật nuôi trên, anh Hệ hy vọng khi nuôi thành công sẽ mang lại lợi nhuận cho người nuôi, bởi đối với những loại vật này thì thường có giá cao trên thị trường.
Related news

Tỉnh Ninh Thuận là trung tâm sản xuất giống thủy sản của cả nước, tuy nhiên, hầu hết các trại giống chủ yếu ươm tôm giống, trong khi nhu cầu cua giống cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ. Lâu nay, con giống phục vụ nuôi cua thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên nên ảnh hưởng đến khả năng phát triển mở rộng.

Lợn rừng nuôi trên cát phèn, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng của vùng biển. Nghe có vẻ trái khoáy nhưng đây là mô hình đang phát huy hiệu quả trên địa bàn thôn Thâm Khê, xã vùng biển Hải Khê, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Ông Trương Văn Cần, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mô hình kinh tế trang trại này đang được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới”.

Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.