Tìm giải pháp quản lý chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm công nghiệp

Tại hội thảo, người nuôi tôm trong huyện nêu lên nhiều bức xúc, như tình trạng vật tư đầu vào, nhất là các loại thuốc thú y thuỷ sản đang ở mức cao; tình trạng con giống kém chất lượng vẫn còn bán trên thị trường;
Điện trong nuôi tôm công nghiệp của một số hộ dân chậm được áp giá, từ đó người nuôi tôm không có lãi trước giá tôm xuống thấp như hiện nay.
Giải pháp được đưa ra tại hội thảo là ngành chức năng của Sở NN&PTNT cũng như người dân cần thực hiện liên kết trong khâu kiểm tra đầu vào về thuốc thú y thuỷ sản, con giống...
Khi phát hiện tình trạng hàng kém chất lượng thì thông báo ngay cho ngành chức năng kịp thời xử lý.
Tăng cường khâu tuyên truyền cho các hộ nuôi cảnh giác trước những công ty bán hàng trôi nổi; các đại lý bán thuốc, thức ăn cần có bản doanh mục thuốc, thức ăn được phép lưu hành để người dân lựa chọn và sử dụng.
Mỗi địa phương cần cử cán bộ chuyên môn kiểm tra định kỳ các cơ sở kinh doanh đạt loại C, nếu các cơ sở này tái phạm thì xử lý theo thẩm quyền;
Nếu mức độ sai phạm nghiêm trọng thì báo cáo về tổ liên ngành xử lý theo pháp luật...
Related news

Theo phòng NN và PTNT huyện Sơn Dương, từ nguồn kinh phí của Nhà nước, năm 2011, huyện triển khai thực hiện Dự án phát triển cây rau vụ đông tại 7 xã với tổng diện tích trên 76,5 ha, gồm: Xã Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Vĩnh Lợi, Sơn Nam, Chi Thiết và thị trấn Sơn Dương.

Ngày 30/5 sắp sạ lúa trong đất 3 vụ, khi được tôi hỏi có thích làm 3 vụ hay không thì anh Ba Lố một nông dân làm ruộng cạnh tôi trả lời rằng: "Ở không chẳng biết làm gì, người ta làm mình phải làm theo, chẳng lẽ bỏ ruộng không làm, chứ giá lúa thấp như vầy, giá vật tư lại cao như vậy, thì hổng có ham làm 3 vụ một chút nào cả, giá lúa vầy hoài chắc gia đình tôi phải lên Bình Dương kiếm sống, chớ làm ruộng sống không nổi".

Anh Dương Hồng Phát, 38 tuổi ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi và dịch vụ máy nông nghiệp bảo đảm thu nhập ổn định

Xã An Hải (Ninh Phước) có tổng diện tích tự nhiên 2.098,2 ha, trong đó có trên 1.000 ha đất nông nghiệp nhưng có tới 50% là đất cát bạc màu. Nhưng chính trên mảnh đất khô cằn, nóng bỏng này thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho nguồn nước ngầm dồi dào, giúp nông dân canh tác quanh năm và hình thành vùng trồng rau an toàn (RAT) nổi tiếng tại tỉnh ta.

Vụ mùa 2013, huyện Lâm Bình kế hoạch gieo cấy 1.513 ha, trong đó có 986,4 ha lúa lai. Các xã có nhiều diện tích là Thượng Lâm 315 ha, Lăng Can 273 ha, Thổ Bình 214 ha…