Tìm Giải Pháp Cho Cây Mía Phát Triển Bền Vững

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.
Hiện nay, năng suất mía đường bình quân của nước ta đạt từ 5,5 đến 5,8 tấn/ha, bằng 1/2 so với năng suất mía đường bình quân của thế giới. Bên cạnh đó, khâu tổ chức thu hoạch, vận chuyển chưa tốt, mía thu hoạch sau nhiều ngày mới được đưa về nhà máy nên tổn thất sau thu hoạch lớn.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong vài năm tới, tình hình dư thừa đường trên thế giới còn khá lớn, hiện tại thừa cung khoảng 10 triệu tấn.
Trong nước hiện còn 1,53 triệu tấn đường, trong khi nhu cầu tiêu dùng trong năm 2013 khoảng 1,3 đến 1,4 triệu tấn, chưa kể lượng đường nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO. Ngoài chất lượng, năng suất thấp, thì chi phí đầu tư sản xuất mía, chế biến đường của Việt Nam còn khá cao.
Với những bất cập trên, đòi hỏi ngành chức năng, ngành mía đường và người trồng mía cần đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất tập trung; đầu tư các trang thiết bị công nghệ cao vào chế biến, hạn chế thấp giá thành đầu tư, giá thành sản phẩm…
Cùng với đó, từng ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm soát đường lậu, các cơ sở, doanh nghiệp làm ăn bất chính, bảo vệ người sản xuất, kinh doanh mía đường phát triển ổn định.
Người trồng mía cần áp dụng đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó chú ý về giống, vùng nguyên liệu; các nhà máy phối hợp nhịp nhàng trong khâu thu hoạch, thu mua, chế biến; tiếp tục nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị trường, tận dụng các phế phụ phẩm của sản xuất đường để sản xuất phân vi sinh, cồn, điện… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Niên vụ mía 2012 - 2013, cả nước trồng hơn 298.000 ha mía, tăng hơn 15.000 so với vụ trước, năng suất bình quân đạt 63,9 tấn/ha, tăng 2,2 tấn/ha; tổng sản lượng mía thu được 19,04 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với cùng kỳ; sản xuất được 1,53 tấn đường, góp phần nộp ngân sách trên dưới 1.000 tỷ đồng.
Niên vụ mía 2013 - 2014 nông dân đã xuống giống khoảng 306.000 ha, tăng khoảng 8.000 ha so với cùng kỳ, phần lớn diện tích mía được các nhà máy ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, với giá tương đương so với vụ trước. Dự kiến, sẽ cho thu hoạch vào cuối năm 2014, với sản lượng ước đạt khoảng 19,6 triệu tấn.
Related news

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những túp liều nhỏ bán đặc sản núi rừng của bà con dân tộc Cor trên đỉnh đèo Eo Chim ở huyện vùng cao Tây Trà được khách đi đường thường xuyên qua lại nơi đây gọi vui là “siêu thị” cùng cao.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thơm, ở thôn Phú Kim, xã Cát Trinh (huyện Phù Cát) luôn gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào của thôn, xã; đóng góp tích cực trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa tại địa phương.

Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện nhất trong công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nên ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường. Ðến tháng 8.2015, Nhơn An đã thực hiện hoàn thành tiêu chí môi trường, và cũng là hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm ngoái, xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường ASEAN khá tốt, trong đó 3 thị trường XK lớn nhất trong khối là Thái Lan, Singapore và Philippines đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2015, XK cá tra sang khu vực này đã đảo chiều ngược lại và dự báo giá trị XK sang khu vực này cả năm 2015 giảm 3-5% so với năm 2014.