Tiêu hủy trên 100 con lợn do dịch tai xanh

Dịch bắt đầu bùng phát tại xóm 8, xã Hưng Mỹ.
Thấy lợn có dấu hiệu chán ăn, bà Trần Thị Hà, xóm 8 xã Hưng Mỹ tự ra đại lý mua thuốc về cho lợn uống nhưng lợn không khỏi bệnh.
Kết quả xét nghiệm ngày 17/10 của Trung tâm thú y vùng III cho thấy đàn lợn của một số hộ dân tại xóm 8 dương tính với bệnh tai xanh sau khi bệnh đã phát được mấy ngày.
Bơm hóa chất để tiến hành khử trùng tiêu độc quanh vùng dịch.
Ông Nghiêm Xuân Bảo, Trạm trưởng Trạm thú y Hưng Nguyên cho biết: Ngày 16/10, nhận được tin báo của xã Hưng Mỹ, trạm đã cử cán bộ về kiểm tra, lấy mẫu gửi xét nghiệm.
Đến chiều 16/10, số hộ có lợn mắc bệnh đã tăng lên 4 hộ với các triệu chứng sốt cao và bỏ ăn.
Dù chưa có kết quả xét nghiệm, nhưng với những triệu chứng ban đầu, nghi ngờ có ổ dịch, trạm đã báo lên huyện, phối hợp lập các chốt chặn ở các tuyến đường ra vào, tổ chức họp, thông báo tình hình ban đầu trên hệ thống loa truyền thanh của xóm để người dân biết và có ý thức đề phòng.
Báo ngay khi đàn vật nuôi của gia đình xuất hiện triệu chứng bất thường, đồng thời phun khử trùng tiêu độc, mua vôi bột rắc ở những khu vực có lơn ốm, trên các tuyến đường ra vào xã.
Phun hóa chất khử trùng phương tiện ra vào vùng dịch.
Sau khi có kết quả từ Trung tâm thú y vùng III cho thấy đàn lợn tại xã Hưng Mỹ mắc bệnh tai xanh, sáng ngày 18/10, Chi cục thú y tỉnh, Trạm thú y huyện đã phối hợp với huyện Hưng Nguyên, xã Hưng Mỹ tiến hành tiêu hủy hơn 100 con lợn ốm trong vùng dịch, đồng thời triển khai ngay các giải pháp khoanh vùng, dập dịch.
Related news

Bên cạnh các mô hình trồng lúa, hoa màu, nuôi tôm…, nông dân TP Cà Mau còn chủ động tìm tòi và áp dụng nhiều mô hình sản xuất đa dạng. Các mô hình này tuy không mới nhưng với bàn tay cần cù, sáng tạo của người nông dân đã mang đến hiệu quả bất ngờ.

Tuy vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) năm 2013 chỉ mới bắt đầu nhưng người nuôi đang lo lắng trước tình hình môi trường bị ô nhiễm, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Ngày 27/8 hàng chục hộ dân nuôi và bán cá tra kéo đến Cty Chế biến thủy sản Sông Hậu (CBTSSH), phường Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (thuộc NT Sông Hậu cũ) để tìm gặp Ban giám đốc Cty yêu cầu giải quyết số nợ quá hạn kéo dài từ mấy tháng qua.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre, lịch thả nuôi giống tôm biển trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 15-2-2013, do đó các địa phương ven biển đã tập trung cải tạo ao và thả giống theo khuyến cáo. Như huyện Bình Đại có kế hoạch giữ mức 16.000 ha nuôi thủy sản; trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 3.800 ha, nuôi thủy sản nước ngọt 300 ha, nghêu, sò 3.000 ha… Để cho vụ nuôi tôm năm 2013 phát triển ổn định, bền vững và đạt hiệu quả cao, hạn chế những dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp, chủ lực là Chi cục thủy sản tăng cường quản lý chặt chẽ vụ nuôi, nhất là về tình hình dịch bệnh.

Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.