Tiêu chí chọn thỏ cái và đực giống
1. Thỏ cái:
Khi chọn thỏ giống cần phải đánh giá và chọn những con thỏ cái đạt được chỉ tiêu của những tính trạng quan trọng như sau:
- Tỷ lệ thụ thai: đạt 65-70%.
- Mật độ đàn con: Mỗi lứa thỏ có thể đẻ 1-12 con, trung bình thường là 5-7 con.
Số con sơ sinh của thỏ đẻ lứa đầu thường thấp hơn, đẻ nhiều nhất vào lứa thứ 3-4, sau một năm sinh đẻ, số con sơ sinh sẽ giảm dần.
- Mật độ sinh đẻ: Thỏ có thể đẻ 7-8 lứa/ năm nếu cho đẻ dày (phối giống ngay sau khi đẻ hoặc phối giống sau 10 ngày kể từ khi đẻ).
Thông thường nên cho thỏ đẻ thưa 5-6 lứa/năm (sau khi cai sữa thỏ con mới cho phối giống).
- Tiết sữa: Trong 3 tuần đầu thỏ con hoàn toàn sống và phát triển bằng sữa mẹ. Khả năng tiết sữa của thỏ mẹ được thể hiện vào khối lượng cả đàn con lúc 21 ngày tuổi.
Ta nên chọn giống từ đàn có 6 con lúc 21 ngày đạt 1300 -1500 g/đàn.
Sức sinh trưởng: Đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ bằng mức tăng trọng cá thể từ 49 đến 77 ngày tuổi. Trong giai đoạn này, tăng trọng cả thể trung bình đạt 20-25 g/ngày.
Trong môi trường thích hợp và nuôi dưỡng tốt, giống thỏ có khả năng đạt l,6 - l,8kg lúc 3 tháng tuổi.
2. Chọn thỏ đực:
Chọn thỏ đực tương đối quan trọng, vì nó truyền đặc tính rộng rải của mình hơn thỏ cái. Tiêu chuẩn chọn thỏ đực :
To con, đầu to vừa
. Ngực, mông và vai to.
Lưng rộng. Chân sau to.
Mạnh dạn và hăng hái. Phải đạt tiêu chuẩn về trọng lượng qui định cho mỗi giống thỏ.
Khi thỏ được 3 tháng tuổi cần chọn làm giống những con khoẻ mạnh, cơ bắp vạm vỡ, tổ chức liên kết dưới da chặt chẽ, tứ chi khoẻ mạnh và không khuyết tật.
Cơ quan sinh dục phát triển can đối, hoàn chỉnh.
Related news
Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Thỏ thuộc loại đẻ khỏe, phát triển nhanh. Một thỏ mẹ nặng 4 - 5kg trong một năm có thể sản xuất ra 90 - 140 kg thịt, hiệu suất cao hơn nhiều so với các loài gia súc khác.
Bệnh viêm tuyến vú và viêm vú, viêm da rụng lông, nấm da là bệnh thường gặp ở thỏ mẹ sau khi sinh
Phương pháp chăm sóc và ngăn ngừa dịch bệnh ở thỏ sau cai sữa