Bệnh viêm tuyên vú và nấm da trên thỏ
Bệnh viêm tuyên vú, viêm núm vú:
Nguyên nhân chủ yếu là do sữa bị đọng lại ở tuyến tiết sữa, dần dần bị phân huỷ dẫn đến viêm; cũng có khi bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn từ lót ổ qua vết thương ở vú.
Một hay nhiều núm vú hay cả tuyến sữa bị viêm thì vùng đó sẽ sưng to, nóng đau và đỏ da.
Nêu vắt sữa ra sẽ thấy dịch sữa lẫn máu, mủ nhờn, nhiều khi áp xe hình thành ở trong tuyến sữa.
Nếu thỏ bị viêm vú thì trước hết phải bắt thỏ con khỏi lồng thỏ mẹ dùng ống nhỏ thuốc mắt đổ dung dịch thuốc tím loãng xát trùng miệng cả đàn con, rồi đưa đi nuôi ở chuồng có con mẹ nhiều sữa.
Dùng kháng sinh như Penicilin tiêm 5.000 UI/kg thể trọng ngày.
Tetran tiêm 0,01 kg/kg thể trọng/ngay. Nếu apxe to mềm thì điều trị như dạng bệnh tụ cầu trùng.
Viêm tuyến vú ở thỏ
Bềnh nấm da:
Bệnh nấm da hay xảy ra ở đàn thỏ nuôi nhốt nơi ẩm thấp tối tăm và cho ăn thức ăn thô khô hoặc đồ lót ổ bị mốc.
Bệnh nấm làm thỏ rụng lông và da hơi sần sùi thành tưng bãi tròn nhỏ, rồi lan rộng dần trên mặt ngoài vành tai, lông mũi, mí mắt, trán.
Hiện nay có thể sử dụng thuốc ivermectin 0,3% tiêm dưới da một lần cho thỏ với liều 0,2 ml/kg thể trọng có tác dụng tốt.
Nếu không có Ivermectin thì có thể lấy 50g dipterex, 40ml cồn Iốt 20% và 20g bột lưu huỳnh pha trộn đều với 1 lít dầu thực vật để bôi 2 lần cách nhau 3-4 ngày.
Related news
Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Thỏ thuộc loại đẻ khỏe, phát triển nhanh. Một thỏ mẹ nặng 4 - 5kg trong một năm có thể sản xuất ra 90 - 140 kg thịt, hiệu suất cao hơn nhiều so với các loài gia súc khác.
Hướng dẫn cách phối giống thỏ đơn giản không cần quan sát chu kì động dục