Tiêu Chết Rụi Hàng Loạt

Một thời gian dài, cây hồ tiêu được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao của nông dân xã Văn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, những vườn tiêu hàng nghìn gốc của bà con nơi đây bỗng dưng chết rụi…
Ông Phạm Xuân Thủy - Chủ tịch UBND xã Văn Thủy cho biết, thời hoàng kim (năm 2007) toàn xã có hơn 50ha hồ tiêu, mỗi năm mang về nguồn thu hàng chục tỷ đồng cho bà con nông dân. Thế nhưng, những năm gần đây, cây tiêu liên tục đổ bệnh và chết hàng loạt mà không cách gì cứu chữa được. Đến hiện tại, toàn xã còn chưa đầy 25ha tiêu và số này cũng đang chết lần chết mòn.
Theo ông Thuỷ-cán bộ bảo vệ thực vật huyện đã xác nhận, cây tiêu ở địa phương chết do nhiễm một loạt bệnh như: Thối gốc, tuyến trùng rễ, đốm lá, thán thư, vàng lá chết nhanh, vàng lá... đồng thời khuyến cáo bà con dùng thuốc để phòng trừ. Tuy nhiên, bà con đã dùng nhiều cách nhưng vẫn bất lực nhìn vườn tiêu của mình chết rụi hàng loạt.
Rất nhiều hộ trồng tiêu ở xã Văn Thủy có tới 1.000 gốc tiêu (khoảng 1.000 m2) mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng nhưng chỉ với một thời gian ngắn, vườn tiêu của họ đã bị nhiễm bệnh, tất cả đều chết rụi.
Trong 7 thôn của xã Văn Thuỷ, Trạng Cau là thôn từng có diện tích tiêu lớn nhất xã. Thế nhưng hiện tại, cây tiêu hầu như “sạch bóng” ở thôn này. Trưởng thôn Trạng Cau Đỗ Tấn Công cho biết, cách đây 4 năm vườn tiêu của gia đình ông bình quân mỗi năm thu về khoảng 1 tấn hạt tiêu khô. Thế nhưng, bây giờ không biết vì bệnh gì mà cây tiêu cứ chết dần, không cứu nổi.
Tiếc vườn tiêu đang cho thu nhập ổn định, bỗng dưng tiêu tan, nhưng ông Công và bà con nông dân nơi đây cũng rất đau đầu vì không biết tìm ra cây gì có thể thay thế cho cây tiêu. Theo ông Công, trước đây cây tiêu dễ trồng, chỉ 3 năm là cho thu hoạch và thu hoạch kéo dài gần 20 năm.
Còn bây giờ nhiều hộ chuyển vườn tiêu của mình sang trồng cây cao su nhưng thiếu vốn vì thời gian trồng cây cao su mất rất nhiều năm mới có thu hoạch. Nhiều hộ dân vì thế đành chấp nhận bỏ hoang vườn trông rất xác xơ.
Related news

Ông Thái Văn Chuyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đường Biên Hòa (BHS), cho biết thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất đường trong nước gặp khó khăn vì cung vượt cầu vì vậy, lượng đường tồn kho của cả nước vẫn còn trên nửa triệu tấn.

90% số hộ chăn nuôi ở Đồng Nai hiện đang nuôi gia công cho các DN nước ngoài, trong đó lớn nhất là C.P”, L., chủ một trại chăn nuôi ở Đồng Nai bộc bạch. Anh L. trước đây cũng từng làm chủ DN nhưng thị trường chăn nuôi quá bấp bênh, đầu ra không ổn định nên cuối cùng phải chấp nhận nuôi gia công cho C.P, lợi nhuận thấp hơn nhưng “thu nhập ổn định”.

Ông Hồ Quốc Nguyên - Giám đốc truyền thông Big C Việt Nam - cho biết, từ đầu năm tới nay, giá xăng giảm nhiều lần nhưng trên thực tế mỗi lần chỉ giảm ở mức vài trăm đồng nên các nhà cung cấp không điều chỉnh giá tương ứng. Tuy nhiên, lần giảm giá ngày 7/11 nhiều hơn nên siêu thị sẽ có công văn đề nghị nhà cung cấp xem xét lại mức giá hàng hóa hợp lý.

Tham dự hội nghị có PSG – TS Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Trần Phi Hổ. Về phía tỉnh Đồng Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Châu Hồng Phúc đến dự.

Đội bảo vệ BQLCB huyện Gò Công Đông hiện có 17 người tham gia, gồm 5 chòi canh, 6 phương tiện thủy với nhiệm vụ bảo vệ trên 2.000ha diện tích cồn bãi. Trong đó, BQLCB huyện nuôi 350ha thuộc cù lao cồn Ông Mão, phần còn lại do người dân ven biển nuôi.