Tiếp Tục Cấp Mã Số Cho Vùng Nuôi Tôm

Trong tháng 9, Bạc Liêu tiếp tục thực hiện cấp mã số cho các cơ sở, vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh; phân công cán bộ thủy sản bám sát địa bàn, chỉ đạo thực tế, giúp bà con quản lý tốt môi trường ao nuôi, bảo vệ diện tích đang nuôi và diện tích thả mới, hướng dẫn thực hiện phòng chống dịch bệnh thủy sản nuôi, bảo vệ môi trường, nuôi theo hướng bền vững, vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến cáo bà con thực hiện theo quy trình nuôi tôm khai báo tại các địa bàn có nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trên địa bàn tỉnh.
Bệnh cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục địch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.
Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về mua bán, sử dụng thức ăn, hóa chất cấm, chế phẩm sinh học không có trong danh mục được phép lưu hành, con giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, những trường hợp xả mầm bệnh chưa qua xử lý ra môi trường công cộng, bơm bùn đáy ao ra môi trường tự nhiên.
Related news

Ông Cầu mua lại những thửa ruộng bỏ hoang của người dân để cải tạo thành trang trại nuôi ốc nhồi, mỗi năm thu hàng tỉ đồng.

Một số xã vùng núi huyện Lục Yên (Yên Bái) chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng lạc, thu nhập cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.

Những năm gần đây, nghề nuôi ong dú lấy mật được nhiều hộ gia đình ở Lâm Đồng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mới 23 tuổi, chàng trai Hoàng Mạnh Cường, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên làm chủ mô hình nuôi ốc nhồi 10.000m2, doanh thu 2 tỷ đồng/năm.

Tảo Spirulina được ví là siêu thực phẩm xanh được anh Văn Hữu Tài ở xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long chọn làm mô hình khởi nghiệp.