Tiên Phước đầu tư nhiều nguồn lực mở rộng trang trại, gia trại

UBND huyện Tiên Phước cho biết, tình hình kinh tế - xã hội trong 10 tháng đầu năm 2015 của huyện có bước phát triển khá.
Sản xuất nông nghiệp đạt kế hoạch với diện tích gieo sạ lúa 2 vụ đạt hơn 4.100ha, sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt hơn 20 nghìn tấn.
Thực hiện chủ trương của tỉnh xây dựng vùng kinh tế vườn, kinh tế trang trại, Tiên Phước đã đầu tư từ nhiều nguồn lực cho nhân dân mở rộng trang trại, gia trại, sản xuất tập trung liên vườn.
Kết quả toàn huyện có 140 trang trại trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả cao, với nguồn thu nhập bình quân đạt 50 - 70 triệu đồng/hộ/năm.
Cây tiêu được phát triển mới hơn 20 nghìn choái, nhiều mô hình trên 500 choái tiêu đang phát triển tốt.
Chương trình trồng rừng phát triển mạnh, nhất là cây keo, diện tích khai thác gỗ rừng đạt 875ha trong 9 tháng đầu năm, sản lượng trên 52 nghìn tấn, giá trị hơn 51 tỷ đồng.
3 xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện, xã Tiên Phong đã đạt 19/19 tiêu chí, xã Tiên Sơn, Tiên Cảnh đều đạt 18/19 tiêu chí.
Giá trị ngành công nghiệp 9 tháng đạt 491 tỷ đồng.
Thu ngân sách của Tiên Phước 10 tháng đạt hơn 424 tỷ đồng (đạt 133% kế hoạch).
Huyện Tiên Phước đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ 50% nguồn kinh phí xây dựng Trung tâm Văn hóa huyện; hỗ trợ kinh phí làm đường tránh lũ Tiên Kỳ - Tiên Mỹ - Tiên Châu - Tiên Cảnh đang thi công dang dở; đường cứu hộ cứu nạn Tiên An - Trà Đông; hỗ trợ xây dựng 1,2km đường từ Cụm công nghiệp Tài Đa (xã Tiên Phong) đến quốc lộ 40B; hỗ trợ nâng cấp Nghĩa trang liệt sĩ Tiên Kỳ thành Nghĩa trang liệt sĩ huyện.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu ghi nhận các kiến nghị của UBND huyện Tiên Phước, giao các sở ngành phối hợp với huyện Tiên Phước đầu tư cho những công trình bức xúc, xây dựng kế hoạch trung, dài hạn để tiếp tục đầu tư về lâu dài.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Tiên Phước tập trung xây dựng nông thôn mới bền vững; chú ý mời gọi doanh nghiệp giải quyết được nhiều lao động, tạo giá trị công nghiệp cao, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp của nông dân; đầu tư cho những mô hình cho giá trị nông nghiệp cao, hình thành vùng sản xuất tập trung nhằm dễ quản lý, hỗ trợ cho người dân có hiệu quả nhất.
Related news

Hải Phòng là địa phương có truyền thống và kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 50.694,7 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 5.064,9 tấn, tăng 112,72% so với năm 2012. Phát huy kết quả đó, năm 2014, ngành Nông nghiệp và PTNT và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra, cá basa bền vững tại Việt Nam" do Liên minh châu u (EU) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Switch-Asia của EU.

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân. Trong đó, do chất lượng con giống không đảm bảo, thuốc thú y thủy sản tăng liên tục, đầu ra sản phẩm bấp bênh... Để tạo bước chuyển biến mới cho nghề nuôi tôm, Bạc Liêu cần triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn.

Ngày 15 tháng 4 năm 2014, Trạm khuyến nông Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức cho một số nông dân xã Khánh Thượng tham quan mô hình nuôi cá tầm của công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Thời gian qua, cá chim vây vàng giống (cỡ 3-3,5 cm) có giá nhập khẩu rất cao (từ 4.000-5.000 đồng/con). Việc vận chuyển cá giống với quãng đường xa, thời gian vận chuyển kéo dài đã khiến cá suy yếu, tỷ lệ sống thấp.