Tiềm năng xuất khẩu rau quả sang các quốc gia vùng Vịnh
Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), trong những năm qua, mặc dù xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước vùng Vịnh (GCC) có những tiến triển tích cực, nhưng tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn xét trên cả góc độ năng lực xuất khẩu của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu các loại rau, hoa, quả của các nước GCC.
Cụ thể, năm 2013, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam mới chỉ sang được 13/15 thị trường khu vực Trung Đông với tổng kim ngạch đạt 20,7 triệu USD. Trong số đó, Saudi Arabia là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 9,0 triệu USD, tiếp đến là UAE với kim ngạch 7,5 triệu USD. Hai thị trường này chiếm gần 80% xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang GCC.
Năm 2014, hàng rau quả của Việt Nam tiếp tục được xuất khẩu sang 13/15 thị trường khu vực Trung Đông này với tổng kim ngạch đạt 40,9 triệu USD. Riêng xuất khẩu sang 6 thị trường GCC đạt kim ngạch đạt 31,9 triệu USD, chiếm 78% kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Đông.
Đáng chú ý là xuất khẩu rau quả sang UAE và Saudi Arabia đều tăng rất nhanh, với kim ngạch lần lượt là 14,2 và 12,7 triệu USD. UAE đã vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong khu vực.
Theo đánh giá của Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, việc xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước GCC chưa thực sự khởi sắc là do doanh nghiệp và nông dân Việt Nam chưa xây dựng được quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến tôn giáo; do thói quen trong canh tác các sản phẩm rau quả, trong giao dịch buôn bán và nhất là do năng lực thu hoạch và bảo quản yếu kém trong khi hàng rau quả lại là mặt hàng dễ hư hỏng.
Mặt khác, rau quả Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển hoặc có khoảng cách địa lý thuận lợi như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Thái Lan…
Cũng theo cơ quan này, nếu doanh nghiệp Việt Nam biết thay đổi đúng hướng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu và tận dụng lợi thế sẵn có (những loại hoa quả đặc sản) thì tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường GCC là không nhỏ, đặc biệt là một số trái cây đặc sản của Việt Nam như vải thiều, nhãn lồng, thanh long sang các thị trường GCC và các nước lân cận.
Related news
Hiện nay, trong số 11.000ha đất nông nghiệp huyện, diện tích thanh long chuyển đổi từ đất lúa hơn 5.000ha, trong đó, từ năm 2010 đến nay tăng thêm 4.000ha, với sản lượng 50.000 - 70.000 tấn/năm. Long An trở thành một trong những tỉnh có diện tích thanh long nhiều nhất sau tỉnh Bình Thuận.
Việc một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu từ chối không tham gia thực hiện hợp đồng tập trung 800.000 tấn gạo sang Philippines có thể là điều chưa từng có từ năm 2008 trở lại đây.
Thị trường Singapore còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu thị trường này.
Sáng 10-6, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Hội hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tổ chức lễ giao nhận thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật cho ngư dân Bình Định và ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển đội tàu cá vỏ thép và vật liệu mới tại Bình Định.
Là một huyện miền núi có hơn 6 nghìn ha diện tích đất rừng và lâm nghiệp nên phát triển kinh tế trang trại gắn liền với đồi rừng là một trong những chương trình ưu tiên của huyện Cẩm Khê.