Tiềm Năng Từ Chăn Nuôi Bò Sữa
Hiện cả nước có khoảng 200 nghìn con bò sữa, sản lượng sữa của cả nước cũng lên đến hơn 450 nghìn tấn. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng phát triển, sản lượng sữa hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Sau khi có Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ (ngày 26/10/2001), các địa phương đã quan tâm đầu tư và ban hành nhiều chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa.
Năng suất gia tăng cùng chất lượng
Sau 13 năm triển khai Quyết định 167, đàn bò sữa cả nước tăng từ 41.240 con năm 2000 lên 200.000 con hiện nay. Sản lượng sữa cả nước cũng tăng mạnh từ 64.700 tấn năm 2001 lên hơn 450.000 tấn vào năm 2013…
Theo nhận định của Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay đang phát triển khá mạnh, quy mô chăn nuôi tăng, chất lượng giống được cải thiện, sữa tươi đảm bảo vệ sinh ATTP nên đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước.
Chăn nuôi bò sữa đang xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả khi người chăn nuôi với doanh nghiệp thu mua, chế biến sữa có sự gắn kết.
Tại hội nghị đánh giá phát triển chăn nuôi bò sữa theo Quyết định 167/QĐ-TTg do Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) tổ chức ngày 23/7, các đại biểu cho biết, doanh nghiệp chế biến sữa có thị phần lớn đã có chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu.
Các chính sách này khá đa dạng như cho vay tín dụng, phát triển mạng lưới thu gom, thưởng cho phần vượt sản lượng và chất lượng sữa nguyên liệu…
Nhiều doanh nghiệp trong ngành sữa đã đầu tư lớn cho chăn nuôi bò sữa theo công nghiệp sử dụng công nghệ cao gắn liều chế biến và phân phối sản phẩm. Trên cả nước đã hình hình thành hệ thống chăn nuôi bò sữa tại 32 địa phương, một số nơi hình thành các loại hình HTX chăn nuôi bò sữa, thu mua, tiêu thụ… Qua đó đã có trên 20.000 hộ gia đình chăn nuôi bò sữa, tạo việc làm cho 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động dịch vụ.
Bên cạnh đó, công tác lai tạo, cải tiến giống bò sữa cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Việt Nam cũng bước đầu tiếp cận công nghệ sản xuất, nhân giống bò bằng thụ tinh nhân tạo hiện đại, sử dụng tinh phân biệt giới tính và phần mềm quản lý giống bò sữa…
Thêm vào đó, trình độ năng lực quản lý giống bò sữa của đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ T.Ư đến địa phương bước đầu đã được nâng cao. Kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi của người nông dân cũng được cải thiện rõ rệt.
Yêu cầu hạ giá thành và chăn nuôi quy mô lớn
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận và có bước tiến vượt bậc, song đánh giá một cách tổng quát, ngành chăn nuôi bò sữa nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay sản lượng sữa cả nước mới chỉ đáp ứng trên 28% tổng sản lượng sữa tiêu dùng hàng năm.
Trong 32 tỉnh chăn nuôi bò sữa, chỉ có 10 tỉnh có kinh nghiệm 8-33 năm, chiếm 80% số bò sữa, còn lại 22 tỉnh mới nuôi từ 3-6 năm, kinh nghiệm còn hạn chế. Phần lớn các hộ chăn nuôi ở những tỉnh này gặp nhiều khó khăn, gây thiệt hại cho người mới lần đầu chăn nuôi. Quy mô chăn nuôi bò sữa của Việt Nam hiện còn nhỏ, chủ yếu số hộ nuôi dưới 5 con/hộ.
Một tồn tại khác là giá thành chăn nuôi bò sữa của nước ta hiện nay còn cao. Giá con giống từ 11-14 triệu đồng/con năm 2000 tăng lên 60-70 triệu đồng/con từ hiện nay. Việc giá bò giống tăng cao đã làm tăng chi phí khấu hao trong cơ cấu giá thành sữa tươi.
Các hộ gia đình và địa phương mới nuôi bò sữa vừa thiếu kinh nghiệm chăn nuôi, vừa do mua con giống đắt nên bị thua lỗ, không chăm sóc dẫn đến đàn bò gầy yếu, sản lượng sữa ít, số lượng đàn giảm như Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Phú Thọ…
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám nhận định, hiện nay lượng sữa bình quân đầu người là 14,8kg/người/năm là thấp trong khi khu vực là 35kg/người/năm. Tỷ lệ sản xuất trong nước chỉ chiếm 28% trong tổng lượng sữa tiêu dùng của nước ta, còn lại là nhập khẩu. Như vậy tiềm năng phát triển thị trường sữa trong nước còn rất lớn.
“Hơn nữa, chúng ta có tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong đó có tái cơ cấu ngành chăn nuôi trong đó bò sữa nằm trong chiến lược ưu tiên tái cơ cấu. TPP sẽ làm tổn thương một số ngành trong đó có chăn nuôi vì thuế suất sẽ giảm xuống 0%.
Quản lý Nhà nước trong phát triển bò sữa còn trống trong đó có quy chuẩn điều kiện sản xuất sữa để đảm bảo an toàn thực phẩm là vấn đề lớn”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra ý kiến nên thành lập Ủy ban sữa quốc gia. Ủy ban này được đề xuất thành lập với mục đích để có một cơ cấu giá khách quan cho người chăn nuôi không bị thua lỗ đồng thời nhà máy chế biến cũng mua được nguyên liệu với giá hợp lý nhất.
Ủy ban sữa quốc gia được kiến nghị sẽ bao gồm thành phần là đại diện người sản xuất sữa, nhà chế biến sữa, Hội người tiêu dùng và đại diện cơ quan của Chính phủ.v
Related news
Từ nay đến năm 2030, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định diện tích trồng lúa 1,8 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha lúa xuất khẩu; sản xuất theo cơ cấu một vụ lúa Đông Xuân, một vụ Hè Thu, một vụ Thu Đông hoặc lúa mùa.
Hôm qua 10/4, tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã diễn ra Lễ khánh thành Trung tâm Phát triển Ca cao tại Bình Phước.
VN tự hào là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Thế nhưng, đến giờ vẫn chưa có thương hiệu cà phê ngoại nào hoạt động tại thị trường nội địa lấy cà phê Việt sử dụng trong chuỗi của mình.
Từ đầu năm đến đầu tháng 4-2014, trên địa bàn tỉnhThanh Hóa đã xảy ra 9 ổ dịch thủy sản của tôm sú, tôm thẻ chân trắng và ngao Bến Tre. Trong đó, 225,8 ha tôm sú tại xã Hoằng Phụ, Hoằng Lưu (Hoằng Hóa), Quảng Phú (TP Thanh Hóa), Đa Lộc (Hậu Lộc)... bị bệnh đốm trắng; 8,5 ha tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh tại xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia); ngao nuôi Bến Tre chết rải rác ở 155 ha nuôi tại các xã Hải Lộc (Hậu Lộc), Quảng Nham (Quảng Xương).
Trước tình hình này, UBND xã Hòn Nghệ đã thông báo cho Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Kiên Lương, các ngành chức năng để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cá chết. Song song đó, UBND xã hướng dẫn bà con bằng mọi biện pháp tạo ôxy cho cá hoặc di dời lồng bè đến những nơi có dòng nước chảy để cứu số cá nuôi còn lại.