Thủy lợi cho nuôi tôm

Để nuôi tôm phát triển bền vững, tỉnh đề xuất đầu tư thêm nhiều công trình thủy lợi phục vụ SX.
Thiếu kênh cấp - thoát
Tỉnh Sóc Trăng nằm cuối dòng sông Hậu, có 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra biển Đông, tiếp giáp biển Đông với bờ biển dài 72 km tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Sau nhiều năm chuyển đổi SX, đến nay toàn tỉnh có 50.000 hộ nuôi tôm với diện tích hơn 45.000 ha.
Trong đó, vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh tập trung 23.000 ha, lớn nhất trong cả nước.
Trong những năm đầu chuyển đổi sang nuôi tôm quảng canh, nhiều hộ trúng mùa liên tiếp.
Nhưng từ năm 2011 - 2012 dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề, nhất là vùng nuôi thâm canh và bán thâm canh (thiệt hại 50 - 60% diện tích thả nuôi).
Nhiều người nuôi tôm ở bên sông Mỹ Thanh và vùng ven biển TX Vĩnh Châu than phiền, mấy năm đầu nuôi mật độ thưa đều trúng.
Gần đây liên tiếp thất bát.
Dù giống tốt, sử dụng các chế phẩm vi sinh…nhưng nguồn nước không tốt nên thất bại.
Do thủy lợi còn bất cập nên phần lớn vùng nuôi sử dụng chung một kênh cấp - thoát nước.
Kênh vừa đảm nhiệm cấp nước vào ao vừa thải nước ra.
Hai bên sông Mỹ Thanh là vùng nuôi tôm. Sông vừa đảm nhận cấp nước cho vùng nuôi tôm, đồng thời “gánh” lượng nước thải ra rất lớn từ hệ thống ao nuôi đổ ra từ các kênh, rạch.
Sông Mỹ Thanh đổ ra biển Đông, chất thải chưa rửa trôi kịp thì thủy triều từ biển đã đẩy trở lại vào các kênh, rạch.
Giải pháp là đầu tư xẻ kênh “xương cá” đổ ra biển và sông Mỹ Thanh để dẫn nguồn nước cấp...
Thủy lợi giải “khát”
Ông Hà Tấn Việt, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng cho rằng, một số vùng nuôi tôm xa không lấy được nước nên người dân phải bơm chuyền. Từ năm 2013 đến nay, nguồn vốn đầu tư thủy lợi chủ yếu cho một số công trình nạo vét các kênh cấp nước.
Bởi, nếu không có kênh cấp - thoát riêng biệt thì không có nguồn nước sạch cho vùng nuôi tôm.
Trước đây các công trình thủy lợi đầu tư vùng ven biển có đê biển, cống - đập ngăn mặn đáp ứng mục tiêu giữ ngọt cho vùng SX lúa.
Hơn 10 năm qua tỉnh chưa có công trình thủy lợi quy mô lớn ở vùng nuôi tôm.
Bà Nguyễn Kim Thiềm, Trưởng phòng Quản lý xây dựng công trình (Sở NN-PTNT Sóc Trăng) cho biết, vừa qua tỉnh triển khai đầu tư 3 dự án nâng cấp hạ tầng thủy lợi, kênh - cống khép kín như: Dự án thủy lợi cho vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 5.200 ha ở huyện Trần Đề, dự kiến cuối năm 2015 hoàn tất.
Dự án thủy lợi phục vụ cho vùng nuôi tôm 12.000 ha trên địa bàn 4 xã ở thị xã Vĩnh Châu dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
Ông Hồ Quốc Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho biết, tỉnh đã đề nghị Bộ NN-PTNT cho đầu tư thí điểm mô hình thủy lợi cấp - thoát nước riêng biệt vùng chuyên canh nuôi tôm bền vững ở huyện Trần Đề quy mô 2.150 ha, với kinh phí 155 tỷ đồng.
Bộ đã thống nhất và đang thẩm định dự án, dự kiến bố trí nguồn vốn thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.
Đề xuất ưu tiên bố trí vốn đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng SX lúa thơm - tôm sạch tại huyện Mỹ Xuyên quy mô 10.000 ha lúa và 17.000 ha nuôi tôm.
Bên cạnh đó, đầu tư đồng bộ thủy lợi cho 6 xã còn lại của thị xã Vĩnh Châu với 23.000 ha, dự kiến nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng.
Riêng dự án đầu tư dự kiến trên 900 tỷ đồng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông, điện ở huyện Cù Lao Dung nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu SX theo hướng ứng phó trước biến đổi khí hậu, Sở NN-PTNT Sóc Trăng đã khảo sát sơ bộ lập dự án để trình Bộ NN-PTNT xem xét”.
Related news

Thời gian qua, do những diễn biến thất thường của thời tiết, có những thời điểm nhiệt độ thường xuyên lên đến 38-40oC, kéo dài nhiều ngày đã ảnh hưởng không nhỏ đến không chỉ đời sống của con người mà còn có những tác động bất lợi đến sinh trưởng của cây trồng, trong đó cây chè là một trong những loại cây trồng bị tác động khá lớn. Ông Lê Toàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ cho biết: Từ nhiệt độ 35oC trở lên, cây chè sẽ ngừng sinh trưởng.

Chiều 10/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Quốc Doanh và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp & PTNT về triển khai công tác phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long. Tham dự cuộc họp có một số sở, ban ngành; ban chỉ đạo phát triển cây thanh long bền vững các địa phương và một số nông dân trồng thanh long.

Cần đặt ngành Chăn nuôi của Việt Nam vào “bản đồ” chăn nuôi thế giới để thay đổi cách tiếp cận trong việc phát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có cạnh tranh cao về chất lượng, giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu.

Từ đầu năm đến nay, dù dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, song chăn nuôi của Hà Nội vẫn tương đối ổn định.

Nhờ áp dụng công nghệ nuôi bò sữa của Israel nên năng suất cho sữa của đàn bò ở trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa của TPHCM có năng suất cao hơn năm trước gần 19%. TPHCM hiện đang tính toán để nhân rộng mô hình này.