Thương lái tranh mua nấm rơm Đồng Nai
Đồng Nai nổi tiếng với nghề trồng nấm như: nấm mèo, bào ngư, nấm sò, nấm rơm…
Trong đó, nấm rơm rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Các hộ dân ở đây dùng nguyên liệu 100% là rơm và quá trình cấy meo, chăm sóc không phun xịt bất cứ loại thuốc hay hóa chất nào.
Không đủ bán
Anh Nguyễn Văn Kiên (ngụ xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu), cho hay: “Nấm rơm năm nay tăng giá bất ngờ, vì thường chỉ vào dịp cận Tết mới có giá cao”.
Vụ này gia đình anh trồng 2 sào nấm rơm, được thương lái mua hết với giá 72.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lời gần 30 triệu đồng một sào.
Nấm rơm tăng giá giúp nhiều người trồng thu lợi nhuận cao.
Còn gia đình chị Lê Thị Thảo (xã Xuân Phú, huyện Xuận Lộc), hào hứng cho biết: “Nấm rơm ở vùng này hiện làm không đủ hàng để bán, khiến thương lái luôn tranh nhau mua.
Gia đình tôi đang thu hoạch 3 sào nấm để giao cho bạn hàng, sau khi trừ chi phí chắc cũng lời được gần 100 triệu đồng”.
Ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Tân Bình, cho biết, một số địa phương khác trồng nấm rơm bị ngập do lũ nên khan hiếm hàng, đẩy giá nấm rơm ở Đồng Nai lên cao.
Dần khẳng định thương hiệu
Ông Lê Hùng (một thương lái chuyên mua nấm rơm Đồng Nai đưa đi tiêu thụ ở TP HCM và một số tỉnh thành khác), nhận định: “Nấm rơm trồng ở Đồng Nai được bạn hàng và người tiêu dùng đón nhận bởi mẫu mã đẹp, hương vị thơm ngon đặc trưng. Ngoài ra, bà con nơi đây dùng nguyên liệu thiên nhiên 100% để trồng nấm và không dùng hóa chất nên người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng”.
Cụ thể, nấm rơm trồng tại Đồng Nai được nông dân tận dụng mùn cưa từ trồng nấm mèo, bào ngư trộn với rơm để làm. Với nguồn nguyên liệu rơm dồi dào, nhiều hộ dân ở đây trồng nấm rơm quanh năm. Nấm rơm có ưu điểm là từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ khoảng 1 tháng. Song cũng có nhược điểm là một mảnh đất chỉ trồng nấm rơm được 1 lần nên các hộ trồng nấm phải thường xuyên di chuyển tìm nơi thuê đất.
Ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ ấp Bình Xuân 1, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc), cho biết: “Nghề trồng nấm rơm tuy vất vả nhưng cho thu nhập cao. Nếu chăm sóc tốt có thể lời gần 30 triệu đồng một sào mỗi tháng.
Chúng tôi bảo đảm không dùng thuốc kích thích tăng trưởng và hóa chất để nấm mau lớn, mà chỉ dùng rơm ngoài đồng rồi ủ men cho nấm mọc tự nhiên”.
Hiện không chỉ nấm rơm tăng giá mạnh mà nhiều loại nấm khác ở Đồng Nai cũng đang tăng cao.
Theo khảo sát, nấm rơm đen tại chợ đang có giá 120.000 đồng/kg, nấm rơm trắng khoảng 90.000 đồng/kg, bào ngư đen 70.000 đồng/kg, bào ngư trắng 40.000 đồng/kg. Đây thực sự là tín hiệu vui đáng mừng cho những hộ dân trồng nấm tại Đồng Nai.
Related news
Hơn nửa năm làm quen với loài cây lạ, tính năng nổi trội dễ nhận thấy là khả năng chịu lạnh và sương muối tốt vào mùa đông; chống chọi vô tư với nắng và hạn vào mùa hè. Đã thế lãi to lại hứa hẹn chỉ sau năm đầu tiên cây giống cắm rễ./ Sachi - vua của các loại hạt
Ngày 31 – 7, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Cổ phần Him Lam (TP. Hồ Chí Minh) đã ký kết hợp tác phát triển dự án mắc-ca tại Tây Nguyên theo mô hình kết nối "4 nhà": Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.
Đây là một trong những nội dung được đề cập tới tại Quy hoạch phát triển sản xuất lúa trên địa bàn TP Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020 vừa được UBND TP phê duyệt.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng 1 tháng nay, giá rau màu của các hộ nông dân tại các xã: Tân Đông, Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bấp bênh. Có lúc giá bán rau cải sụt giảm rất thấp, chỉ còn 500 - 1.000 đồng/kg. Thậm chí có những hộ không bán được, phải đổ bỏ vì tiền công nhổ cải cao hơn tiền bán rau.
Với quyết tâm tìm hướng sản xuất mới trên quê hương mình, ông Nguyễn Hữu Lộc, 64 tuổi, ở thôn Kiên Long, xã Bình Thành (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã đầu tư một số vốn khá lớn để thiết kế trồng 670 trụ hồ tiêu (ảnh).