Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Chăn Nuôi Lại Lao Đao

Ngành Chăn Nuôi Lại Lao Đao
Publish date: Wednesday. March 27th, 2013

Trên thị trường giá thực phẩm tiếp tục giảm, trong khi giá "đầu vào" vẫn tăng, khiến cho các hộ chăn nuôi lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết.

Hiện giá lợn hơi đang giảm mạnh; ở phía Nam có giá 35.000 - 36.000 đồng/kg, miền Bắc là 43.000 - 44.000 đồng/kg, giảm khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg so với tháng 2. Giá lợn hơi giảm, khiến giá thịt thương phẩm cũng giảm 5.000 - 10.000 đồng/kg; thịt ba chỉ có giá 80.000 - 85.000 đồng/kg, thịt thăn giá 90.000 - 93.000 đồng/kg… Anh Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại chăn nuôi ở xã Cấn Hữu (Quốc Oai) cho biết, mọi năm, vào thời điểm này lượng tiêu thụ vẫn rất mạnh, nhưng năm nay giá thịt gia súc, gia cầm giảm, khiến nhiều hộ chăn nuôi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, phải giảm số lượng nuôi.

Trong thời gian tới, thời tiết nắng ấm, giá sẽ tiếp tục giảm, nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ hợp lý cho người chăn nuôi, thì năm 2013 chắc chắn còn khó khăn hơn năm trước. Giá bán tại các hộ nuôi trong dân còn giảm thê thảm hơn. Anh Phạm Văn Sang, ở huyện Thanh Oai cho hay, gia đình anh nuôi 6 con lợn, cách đây một tuần chỉ bán được có 32.000 - 33.000 đồng/kg. Với mức giá như thế này, người chăn nuôi đang bị lỗ nặng, vì giá đầu vào như thức ăn chăn nuôi đã tăng thêm khoảng 20.000 - 25.000 đồng/bao.

Không chỉ có các hộ chăn nuôi méo mặt mà các thương lái cũng trong hoàn cảnh tương tự. Anh Lê Thanh Chiến, chủ hộ buôn bán gia cầm ở chợ Hà Vỹ (Thường Tín) bộc bạch: "Giá gia cầm giảm rất mạnh; gà công nghiệp chỉ bán được 32.000 - 35.000 đồng/kg, vịt 55.000 đồng/kg; gà ta 100.000 - 110.000 đồng/kg, giảm khoảng 30.000 - 40.000 đồng/kg so với tháng trước. Do giá quá thấp không chỉ có người chăn nuôi thất bát mà các thương lái cũng không lãi nhiều. Không những thế, thời gian gần đây sức tiêu thụ chậm; trước đây mỗi ngày cửa hàng bán được 500 kg gà, giờ mỗi ngày chỉ bán được khoảng 200 kg". 
Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương, thời điểm này, nhiều trang trại nuôi lợn trên địa bàn cả nước, nhất là các tỉnh phía Nam đang bị lỗ nặng, vì giá liên tục sụt giảm, khiến người chăn nuôi lao đao. Theo dự báo, giá thịt lợn khó tăng lên trong thời gian tới, vì nhu cầu tiêu thụ trong nước đang giảm và ảnh hưởng từ thông tin dịch tai xanh, long móng lở mồm. Ngoài ra, giá trứng gia cầm sau một thời gian sốt cao nay đã giảm trở lại, trong khi mọi chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng.

Để cứu ngành chăn nuôi thoát khỏi cơn bĩ cực và phát triển ổn định, Nhà nước cần phải quản lý tốt thị trường, tránh tình trạng "đục nước béo cò" của một số doanh nghiệp chăn nuôi nước ngoài; khi giá xuống thấp họ tiếp tục giảm giá bán tại trại và khi nông dân không có vốn đầu tư, họ quay lại bán thịt gia súc, gia cầm, trứng với giá cao nhằm trục lợi. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ lẻ khi có dịch bệnh xảy ra hoặc thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi. Hiện Chính phủ đã ban hành chính sách cho các hộ chăn nuôi vay vốn ưu đãi với lãi suất 11%/năm, nhưng thực tế họ chưa được tiếp cận nhiều, các ngành chức năng cần chỉ đạo hệ thống ngân hàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi vay để duy trì sản xuất. 
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Đăng Vang cũng đề nghị Nhà nước cần kiểm soát chặt giá thức ăn chăn nuôi, xử lý những trường hợp tăng giá đầu vào bất hợp lý. Bên cạnh đó, người chăn nuôi phải biết cách tự cứu mình, tìm hướng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm để tránh những rủi ro khi giá giảm. Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá "đầu ra", có giá sàn cho các loại thịt gia súc, gia cầm, trứng giống như giá sàn mua gạo hiện nay. Khi giá thực phẩm xuống thấp dưới giá thành sản xuất, Nhà nước có thể yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh chế biến thực phẩm thu mua số lượng lớn với giá ổn định, giúp người nông dân không bị lỗ triền miên, hạn chế hiện tượng "treo chuồng" như thời gian qua...


Related news

Báo Động Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến Báo Động Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến

Vài năm trở lại đây, ở Tiền Giang, tình hình dịch bệnh trên tôm sú nuôi quảng canh cải tiến ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi đó các biện pháp kiểm soát chất lượng môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh đối với mô hình này dường như không có hiệu quả. Vậy mà, hiện nay bà con nuôi tôm quảng canh cải tiến vẫn còn xem nhẹ vấn đề chất lượng con giống khi chỉ mua loại tôm sú giống được xem là dành riêng cho hình thức nuôi này với giá chỉ bằng 40% so với tôm giống thả nuôi thâm canh, bán thâm canh. Đây chính là mầm móng dễ xảy ra dịch, bệnh báo động.

Monday. April 23rd, 2012
Các HTX Ở Nam Định Không Còn Mặn Mà Sản Xuất Lúa Lai F1 Các HTX Ở Nam Định Không Còn Mặn Mà Sản Xuất Lúa Lai F1

Sau hơn 15 năm triển khai sản xuất, mô hình lúa lai F1 đang có dấu hiệu chững lại. Lãnh đạo nhiều huyện, xã, đặc biệt các chủ nhiệm HTX không còn mặn mà với mô hình một thời là vấn đề thời sự trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Vậy nguyên nhân vì sao?

Tuesday. July 17th, 2012
29ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Quảng Nam 29ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Quảng Nam

Vụ 1 năm nay, toàn huyện Núi Thành thả nuôi tôm trên diện tích 600ha (bằng 60% kế hoạch). Mặc dù các hộ thả nuôi tôm đúng lịch thời vụ nhưng do nguồn nước, con giống chưa đảm bảo nên đã có 29ha bị dịch bệnh.

Sunday. May 13th, 2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản

So với các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre có tổng đàn heo trên 500 ngàn con, với phẩm cấp giống khá tốt. Tuy nhiên, đa số sản xuất dưới hình thức nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ và mức độ đầu tư về cơ sở vật chất chưa cao, chưa có qui hoạch khu chăn nuôi riêng. Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề bức thiết. Trong đó, giải pháp an toàn sinh học luôn được chú trọng.

Friday. April 13th, 2012
Sâu Bệnh Gây Hại Cây Điều Phát Triển Nhanh Ở Đồng Nai Sâu Bệnh Gây Hại Cây Điều Phát Triển Nhanh Ở Đồng Nai

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua thời tiết tại Đồng Nai thường xuyên có mưa lớn, độ ẩm cao nên sâu bệnh nấm hồng trên cây điều phát triển khá nhanh. Hiện toàn tỉnh có trên 1 ngàn hécta điều bị bệnh nấm hồng, tăng gần 500 hécta so với dịp cuối tháng 4-2012. Cây điều đang vào giai đoạn thu hoạch và chăm sóc sau thu hoạch.

Thursday. May 17th, 2012