Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thực Hiện Hiệu Quả Công Tác Giảm Nghèo

Thực Hiện Hiệu Quả Công Tác Giảm Nghèo
Publish date: Monday. July 29th, 2013

Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành huyện Thuận Nam quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm đáng kể, góp phần tích cực trong việc cải thiện đời sống nhân dân.

Theo thống kê, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện chiếm 13,79%, năm 2012 giảm xuống còn 12,17% (theo tiêu chí mới). Để đạt được những kết quả trên, ngoài việc tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, thu hút đầu tư, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, các công trình điện, đường, trường, trạm cho các xã miền núi… huyện còn đẩy mạnh việc hỗ trợ vốn giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, trang trải chi phí học tập cho con em.

Chỉ tính riêng năm 2012, doanh số cho vay từ nguồn vốn NHCSXH của toàn huyện trên 36 tỷ đồng, trong đó cho hộ nghèo vay 11,27 tỷ đồng, vốn vay học sinh- sinh viên 5,7 tỷ đồng, vốn giải quyết việc làm gần 1,5 tỷ đồng, nước sạch - vệ sinh môi trường gần 2,4 tỷ đồng, vốn cho hộ nghèo vay cải thiện nhà ở 3,28 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến cuối năm 2012 gần 98 tỷ đồng.

Cùng với việc cho vay vốn, huyện còn tích cực chỉ đạo các ban, ngành chức năng hướng dẫn người dân sử dụng, đầu tư nguồn vốn có hiệu quả, tuyên truyền vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó nhiều hộ vay vốn những năm qua đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Dẫn chúng tôi xem mô hình nuôi bò, cừu vỗ béo của gia đình, anh Nguyễn Văn Tiền (thôn Nho Lâm, xã Phước Nam) bộc bạch: Trước đây gia đình tôi nghèo lắm, hai vợ chồng làm thuê, làm mướn. Năm 2010 được NHCSXH huyện cho vay 10 triệu đồng, vợ chồng vay mượn thêm họ hàng mua 10 con cừu và 1 cặp bò về nuôi. Được hỗ trợ vốn, có thêm kinh nghiệm chăn nuôi nên mừng lắm. Năm vừa rồi được Nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng xây nhà theo Chương trình 167, mình bàn với vợ bán bớt bò và cừu phụ gần 60 triệu đồng xây nhà mới khang trang cho các cháu”. Nhờ đồng vốn từ NHCSXH, sự chăm chỉ “lấy công làm lãi” của cả 2 vợ chồng, đến nay gia đình anh Tiền đã vươn lên thoát nghèo, mô hình nuôi bò, cừu vỗ béo hàng năm mang lại cho gia đình anh tổng thu nhập gần 100 triệu đồng.

Theo đồng chí Trần Đức Long, Trưởng phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Thuận Nam: Một trong những giải pháp quan trọng giúp địa phương giảm nghèo bền vững đó là việc tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, trong đó việc tổ chức dạy nghề tại chỗ, dạy nghề lưu động, lấy nông dân dạy nông dân, học trực tiếp tại đồng ruộng, các cơ sở sản xuất… là việc làm cần thiết giúp người dân tiếp cận nhanh với ngành nghề được đào tạo, cũng như có điều kiện thực hành, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2012, huyện đã mở 21 lớp dạy nghề chăn nuôi, đính kết hạt cườm, lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên cho 730 học viên, giải quyết việc làm cho 1.711 lao động và trong quý I-2013 là 583 lao động.

Ngoài việc hỗ trợ phát triển kinh tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Công tác chăm lo nhà ở, sức khỏe cho người nghèo cũng được lãnh đạo địa phương quan tâm thực hiện. Từ các nguồn quỹ, năm 2012, huyện Thuận Nam đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 430 nhà ở cho hộ nghèo, với kinh phí trên 16,4 tỷ đồng. Cấp 9.972 thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo trong năm 2012 và 8.841 thẻ BHYT trong những tháng đầu năm 2013. Thực hiện chi trả, miễn, giảm và hỗ trợ học phí theo Nghị định 49 của Chính phủ cho 4.679 học sinh- sinh viên với tổng số tiền hơn 2,4 tỷ đồng. Hỗ trợ tiền điện cho 1.538 hộ với số tiền trên 553 triệu đồng.

Hiện nay, huyện Thuận Nam có 1.383 hộ nghèo theo tiêu chí mới. Để giúp các hộ thoát nghèo bền vững, bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư, triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất  hiệu quả… Trong năm 2013, huyện tiếp tục huy động mọi nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, hướng đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân… phấn đấu giảm 1% tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm mới cho 2.100 lao động.


Related news

Cam Canh, Bưởi Diễn Chín Sớm, Nông Dân Không Thất Thu Cam Canh, Bưởi Diễn Chín Sớm, Nông Dân Không Thất Thu

Do diễn biến bất thường của thời tiết nên năm nay mưa nhiều, cây trồng có nơi bị ngập úng, ở một số vùng trồng cam canh, bưởi diễn của Hà Nội đã ít nhiều bị ảnh hưởng.

Tuesday. November 19th, 2013
Chủ Động Phòng Bệnh Cho Thanh Long Chủ Động Phòng Bệnh Cho Thanh Long

Trong khi thanh long trái vụ đang được nông dân bán với giá từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg, thì tại xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), một số người dân chỉ bán được 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh đốm trắng đang gia tăng trên hầu hết diện tích thanh long của họ...

Tuesday. November 19th, 2013
Đậu Phộng Dại Phủ Vườn Thanh Long Đậu Phộng Dại Phủ Vườn Thanh Long

Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.

Tuesday. November 19th, 2013
Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm

Nông dân trồng vú sữa ở Tiền Giang, đang bước vào vụ thu hoạch vú sữa nâu sớm với niềm vui bán được giá cao, thị trường tiêu thụ rộng mở và người tiêu dùng ưa chuộng. Theo chị Ngô Thị Nhu, chủ vựa trái cây Dũng Nhu ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, huyện Châu Thành cho biết: Vú sữa nâu được bán ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim với giá khoảng 420.000 đồng/chục (14 trái). Do vú sữa đầu mùa xuất hiện ít, nên phương thức mua bán được tính theo trái chứ không theo chục như chính vụ, tương đương 30.000 đồng/trái (loại trên 400 gam/trái). Giá này cao hơn chính vụ từ 8 đến 10 lần. Với mức giá trên, nhà vườn trồng vú sữa nâu thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

Tuesday. November 19th, 2013
Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi

Trong 3 năm từ 2010 – 2013, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với dự án Jica – Sofri triển khai thực hiện dự án “Cải thiện hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” tại huyện Kế Sách. Sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình đã thu được kết quả khả quan.

Tuesday. November 19th, 2013