Bình Phước Nuôi Hươu Lấy Lộc Làm Giàu
Hiện nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang nuôi hươu lấy nhung để phát triển kinh tế. Nhiều hộ thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này. Thu gần 200 triệu đồng/năm chỉ từ 12 con hươu của gia đình ông Nguyễn Viết Long ở ấp 54, xã Lộc An (Lộc Ninh) là minh chứng.
12 con hươu thu 200 triệu/năm
Ông Long cho biết: “Đất Bình Phước phù hợp nuôi hươu bởi có nguồn thức ăn dồi dào: mùa mưa thì có cỏ, mùa khô thì tìm lá mít, cây anh đào. Hươu là động vật hoang dã, sức đề kháng cao nên ít bị bệnh, dễ nuôi... Năm 2010, gia đình tôi mua hươu về nuôi. Nhưng muốn hươu sinh trưởng và phát triển tốt phải biết rõ đặc tính, cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng. Tôi phải về tận Hà Tĩnh để học tập kinh nghiệm”.
Hiện gia đình ông Long có 5 con hươu sinh sản và 7 con hươu cho nhung. Trừ chi phí, gia đình thu gần 200 triệu đồng/năm từ bán con giống và nhung. Hươu đực khoảng 2 năm tuổi cho nhung lần đầu, người ta thường gọi là choc. Sau lần cắt choc trở đi, hươu sẽ cho lộc (nhung). Một năm hươu cho nhung 2 lần vào mùa xuân. Thời gian ra nhung đến khi cắt từ 50 đến 55 ngày. Trung bình mỗi cặp nhung nặng từ 0,5 đến 1,2kg.
Không nên cắt nhung quá sớm hay quá muộn làm ảnh hưởng đến chất lượng hoặc nhung đã phát triển thành sừng. Muốn chất lượng nhung tốt, trong thời gian ra nhung phải cho hươu ăn nhiều loại lá cây và thêm thức ăn tinh bột. “Trước khi cắt nhung phải chuẩn bị lá cây có tác dụng cầm máu giã nhỏ trộn thêm ít bột ngọt. Muốn hươu không mất sức, sau khi cắt phải cho ăn nhiều hơn. Một con hươu nếu nuôi tốt có thể cho nhung trong suốt 20 năm” - ông Long chia sẻ.
Nhung hươu - vị thuốc quý
Sau khi cắt, nhung cần phải sơ chế để khỏi bị hư. Trước hết rửa sạch bụi bẩn, lấy dây buộc chặt phần hở của nhung và cho phần này vào nước sôi 3 - 4 lần (15 - 20 phút/lần). Khi thấy có bọt ở miệng cắt và nhung có mùi thơm như lòng đỏ trứng gà luộc chín thì đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần.
Hiện trên thị trường nhu cầu mua nhung hươu khá lớn vì nhiều người ưa chuộng. Một lạng nhung, ông Long bán 2 triệu đồng. Ông Long cho biết: “Mỗi năm, đàn hươu cho 10kg nhung nên khách phải đặt trước. Người mua chủ yếu dùng để ngâm rượu hoặc làm quà biếu”.
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hội Đông y tỉnh, nhung có tên khoa học là Corvi parvum, là sừng non của con hươu đực. Nhung hươu là vị thuốc bổ hàng đầu trong đông y, chỉ đứng sau nhân sâm, nhưng khi dùng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Lộc nhung sau khi sấy khô có thể tán bột hay ngâm rượu uống. Đối với những người âm hư, hỏa dương mạnh, cao huyết áp, tiêu chảy, viêm thận nặng... không được dùng vị thuốc này.
Theo cuốn sách Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi: Nhung có tác dụng tốt đối với toàn thân, nâng cao thể lực, bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, giảm mệt mỏi, nhanh làm lành vết thương, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động. Những người có bệnh về ruột, dạ dày dùng nhung cũng rất tốt.
Related news
Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân… Hầu hết diện tích cao su đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2005.
1.000 đồng là mức giá người mua phải trả cho 1 con tôm thẻ chân trắng (loại 100 con/kg) tại Cà Mau, ở thời điểm này. Tính theo ký, mỗi kg tôm loại 70 con/kg cũng chỉ còn 120.000 đồng. So với trước, mức này giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Bạc Liêu.
Nhằm giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã tổ chức hơn 50 buổi tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con các huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng, Điện Biên và thị xã Mường Lay, với hơn 1.500 lượt người tham gia.
Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...
Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...