Thu nhập cao, ổn định từ nuôi lợn gia công

Qua tham khảo từ những hộ chăn nuôi trong và ngoài vùng, bà Hường biết đến mô hình chăn nuôi lợn gia công của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh Bình Phước.
Nhận thấy đây là công ty chuyên ngành chăn nuôi có uy tín, kinh nghiệm nên năm 2013 bà đã huy động, tích góp vốn đầu tư để ký kết hợp đồng kinh tế với công ty.
Bà Hường cho biết: Theo các điều khoản trong hợp đồng, Công ty có trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, thuốc phòng chống dịch bệnh, bao tiêu sản phẩm, có nhân viên kỹ thuật đến chăm sóc theo dõi bệnh tật và tiêm vắc xin định kỳ cho lợn…
Phía gia đình có trách nhiệm đầu tư xây dựng các hạng mục theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty gồm:
Chuồng nuôi, nhà sát trùng, kho chứa thức ăn, bể nước, dụng cụ cung cấp thức ăn, nước uống, hệ thống điện, xử lý chất thải…
Toàn bộ phải đảm bảo yếu tố nhiệt độ ổn định, vệ sinh phòng dịch và không gây ô nhiễm môi trường.
Khu chuồng trại của gia đình bà Hường có tổng diện tích 750m2 với kinh phí 600 triệu đồng.
Từ khi bắt đầu nuôi đến nay, số lượng đàn lợn luôn duy trì 600 con/lứa.
Một năm, bà Hường nuôi 2 lứa, mỗi lứa khoảng 5 tháng là xuất chuồng, bình quân mỗi con được khoảng 90 - 100kg.
Mỗi năm, gia đình bà thu được trên 300 triệu đồng từ chăn nuôi lợn.
Cũng theo bà Hường thì lứa đầu tiên gia đình nhận nuôi là 600 con, do chất lượng đầu vào yếu cũng như hạn chế về kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc nên chết mất 99 con.
Gia đình lo lắng, sợ không kham nổi thì mất cả chì lẫn chài bởi tiền đầu tư chuồng trại rất lớn.
Sau thất bại đó, bà đã rút ra được những kinh nghiệm trong chăn nuôi.
Đến nay, công việc chăn nuôi theo mô hình này đã trở thành một trong những nguồn thu chính của gia đình.
Được biết, mô hình liên kết này huy động được các nguồn vốn đầu tư mua con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh của các nhà đầu tư.
Đặc biệt là người nông dân được bao tiêu sản phẩm, ít rủi ro, giảm nhân công trực tiếp do chuồng trại xây dựng khép kín với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại.
Hiện gia đình bà Hường cũng đã xây dựng các hầm bioga để hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng làm chất đốt, giảm một phần đáng kể chi phí sinh hoạt.
Được biết, mô hình chăn nuôi lợn gia công cơ bản đáp ứng được yêu cầu an toàn và không phải lo lắng nhiều về kỹ thuật, cách chăm sóc, đầu ra.
Tuy nhiên, điều kiện mà phía Công ty yêu cầu rất chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Do đó, đòi hỏi người chăn nuôi cần phải tuân thủ đúng quy trình cam kết.
Related news

Sáng ngày 14/5, Tổng Cục Thuỷ sản phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp tổ chức hội thảo đánh giá ảnh hưởng của nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt tại các tỉnh Nam bộ.

Đó là Phan Hồng Phúc (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận - An Giang) từng phạm tội “chứa mại dâm có tổ chức” và bị phạt tù giam. Khi trở về với gia đình, anh dốc sức làm ăn và thành công với mô hình nuôi cá chình, được UBND huyện Thoại Sơn và UBND tỉnh An Giang khen thưởng về thành tích “sản xuất và kinh doanh giỏi” nhiều năm liền.

Thời gian gần đây, những người nuôi thỏ đang vui mừng trước thông tin có một công ty của Nhật sẽ thu mua thỏ nguyên liệu về làm dược phẩm với số lượng lớn và giá cả ổn định. Trước cơ hội này, nhiều nông dân muốn bắt tay vào nuôi hoặc mở rộng đầu tư quy mô lớn.

Hải Dương là một xã vùng cát ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với các đặc điểm là đất cát và đồng bằng, cùng với lũ lụt, hạn hán, và nhiễm mặn là những mối đe dọa thường xuyên trên địa bàn.

Được sự ủng hộ của gia đình và người thân, năm 2013 anh Trần Cao Khải, thôn Hương Đà, xã Thiện Kế (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) nhận thầu gần 2ha đất nông nghiệp của Công ty TNHH một thành viên nông-công nghiệp Tam Đảo để đầu tư xây dựng trên 3.000m2 nhà lưới trồng hoa lan, diện tích đất còn lại anh trồng cây Đinh lăng, một loại cây dược liệu được sử dụng trong nhiều sản phẩm nam dược.