Làm Giàu Từ Vịt Siêu Đẻ

Người dân quanh vùng đào ao để thả cá, còn bác Dương Văn Lê ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc lại đào ao thả vịt. Ai cũng nghĩ bác quẩn. Vậy mà chỉ vài năm cách làm này đã giúp gia đình bác thoát nghèo, trở thành triệu phú, được cả làng làm theo.
Trước kia toàn bộ 1,5 ha ruộng trũng của gia đình bác Dương Văn Lê nhận thầu khoán của xã không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chiêm kê, mùa thối, phần lớn diện tích lớn chỉ cấy được một vụ lúa không ăn chắc còn vụ sau phải bỏ hoang vì nước ngập trắng đồng.
Bác Dương Văn Lê đã vay vốn đầu tư xây dựng bờ bao, đắp kè đầu tư nuôi vịt đẻ. Lúc đầu chỉ có vài trăm con, sau một vài lứa đúc rút được kinh nghiệm, lại thấy nuôi vịt đẻ cho hiệu quả kinh tế khá, bác đã quyết định mở rộng quy mô và xây lò ấp để sản xuất con giống.
Từ đó đến nay, chuồng trại phát triển không ngừng, sản lượng con giống mỗi năm một tăng và khách hàng càng ngày càng đông. Hiện tại gia đình bác đang nuôi khoảng hơn 6.000 con vịt đẻ trong đó có khoảng 5.000 con đang đẻ và hơn 1000 con đang trong giai đoạn hậu bị. Giống vịt ông đang phát triển hiện nay là vịt Chiết Giang (siêu trứng), vịt Bầu Cánh Trắng và vịt Super (siêu thịt).
Bác Lê cho biết: mỗi giống vịt bác chia từng khu nuôi riêng để không bị lẫn lộn. Khu chăn nuôi của ông hầu hết đã được đắp bờ cẩn thận, xung quanh bao bọc bằng lưới, dưới ao thả cá, trên bờ nuôi vịt, tạo môi trường thoáng đãng, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Để đàn vịt khỏe mạnh, cho năng suất trứng cao, ngoài vệ sinh phòng dịch, tiêm phòng định kỳ, tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên, bác Lê chu ý đặc biệt đến chế độ ăn uống của vịt đẻ.
Thức ăn của vịt chủ yếu dùng những loại cám chất lượng đã có thương , lượng thức ăn cũng phải tùy từng giống mà cho ăn khác nhau: như đối với vịt bầu cánh trắng cho ăn 2,2 lạng/ ngày, vịt siêu trứng cho ăn 1,6-1,7 lạng/ ngày, vịt siêu thịt cho ăn 2,2-2,3 lạng/ ngày. Ngoài ra, cần quan tâm tới tỷ lệ vịt đực trong đàn để tỷ lệ đậu trứng cao.
Sau mỗi năm nên tiến hành thay thế đàn vịt để năng suất và chất lượng trứng tốt hơn. Việc ấp nở cũng phải cẩn trọng, để nền nhiệt ổn định theo từng mùa... Với những kinh nghiệm có được từ khi nuôi đến nay, đàn vịt của gia đình ông chưa gặp một bệnh gì nguy hiểm gây ảnh hưởng tới số lượng đàn, tỷ lệ đẻ trứng trung bình của đàn lúc nào cũng vào khoảng 80%.
Hiện tại, gia đình đang có 8 lò ấp, mỗi lò khoảng 2 vạn trứng/ máy. Trứng vào liên tục nên cứ vài ngày lại được một lứa. Giá thành con giống hiện tại là 5.500đồng/con đối với giống vịt Bầu, 6.000đồng/con loại vịt siêu trứng và 9.000đồng/con loại vịt siêu thịt. Mặc dù giá con giống của gia đình bác bao giờ cũng đắt hơn so với mặt bằng chung khoảng 500đ/con, nhưng vẫn không có đủ lượng để bán.
Giống vịt của gia đình bác đảm bảo chất lượng, con giống lớn nhanh và khỏe mạnh. Khách hàng không chỉ có các vùng xung quanh mà còn rất nhiều khách tỉnh khác như Phú Thọ, Hà Hà Nội đến đạt mua với số lượng khá lớn. Nhiều khi khách phải đặt trước mới có hàng. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình bác cho lãi khoảng 200 triệu đồng.
Trong và ngoài thôn Giã Bàng, hiện có hàng trăm hộ dân chuyển ruộng trũng sang nuôi vịt đẻ và ấp trừng với số lượng lớn. Chỉ tính riêng ở thôn Giã Bằng có có tới 40-50 lò ấp trứng nằm dọc hai bên đường từ xã về thôn. Nuôi vịt và ấp trứng đã trở thành nghề kiếm ra tiền của hàng trăm hộ dân ở nơi đây.
Related news

Vĩnh Long là tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn thứ hai ở ĐBSCL. Nhờ có lợi thế về thổ nhưỡng, nằm giữa vùng đất phù sa sông Tiền và sông Hậu nên cây ăn trái ở đây nổi tiếng ngon, mẫu mã đẹp và đa dạng về chủng loại.

Năm 2013, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh và nhiều nông dân thả nuôi liên tục nhiều vụ trong năm. Nguyên nhân là do người nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, trúng giá với lợi nhuận mỗi vụ tới 500-700 triệu đồng/ha.

Khóm Cầu Đúc từng nổi danh một thời, giúp nhiều hộ nông dân ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) ăn nên làm ra, tuy nhiên những năm gần đây do giá khóm không ổn định, đất bạc màu cộng với bệnh chết bụi khá phổ biến, làm cho người trồng khóm ở Hỏa Tiến gặp không ít khó khăn.

Do đặc điểm địa hình, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều vùng trũng, chỉ cấy được một vụ lúa/năm nhưng năng suất bấp bênh, hay bị ngập úng, dẫn đến người nông dân thường bỏ ruộng.

Những năm gần đây, số lượng chim yến đến với Thanh Hóa ngày càng tăng, đã góp phần tạo ra một nghề mới - nghề nuôi chim yến lấy tổ của người dân ở những vùng ven biển của tỉnh.